Nhưng sẽ rất lý thú nếu chúng ta nhận xét cái cách mà các ý nghĩ đó
nối tiếp nhau.
Thí dụ:
1. Với từ “họ lười”, người bệnh liên kết cái từ cuối (…grade) với từ
mức độ và cấp bậc (gradation và gradé)
2. Anh ta liên kết ngay từ cấp bậc (gradé) với từ xin chào ông đại tá.
3. Chúng ta hãy ghi nhận “tôi chết vì vui sướng” tiếp theo là tralala
(một sự liên kết hoàn toàn theo luật hài âm)
4. Cũng với cách liên kết đó “Giọng nói của anh là tiền bạc…), âm
cuối của tiền bạc (…gent) gợi ý cho anh ta các từ sau “gens du Nord, gens
du Midi” người của phương Bắc, Người của Miền Trung…
5. “Tôi thương anh nhiều lắm anh bạn” anh ta lấy âm cuối là (... mi)
để nghĩ đến các từ (pipi, pipi au lit), đi tiểu, tiểu trên giường, một sự liên kết
khác với quân đội “thưa hạ sĩ, không có ai vắng mặt lúc điểm danh…”
6. Alleluiah… để đánh dấu sự sảng khoái cuồng hứng.
Sự khởi đầu của các cơn cuồng hứng, đương nhiên có thể kéo theo
những hành động kỳ quặc và nhiều thái độ sai lệch. Chúng ta không được
quên là sự kềm hãm tinh thần bị giảm thiểu tối đa, cho đến sự loại bỏ hoàn
toàn. Đến lúc đó là thẹn thùng, lợi dụng lòng tin, những phản ứng mãnh liệt
và giận dữ.
Lúc khởi đầu của sự cuồng hứng có thể dẫn đến các hậu quả xã
hội… mà đương nhiên là người bệnh không hề chịu trách nhiệm. Đến lúc đó
người bệnh cần phải nhập viện. Hơn nữa, sự quản thúc này sẽ ngăn chặn
người bệnh không bị ảnh hưởng do vô số kích động bên ngoài, mà những
điều này chỉ làm tăng thêm sự cuồng hứng của anh ta.
2. Thời kỳ trầm uất
Tiếp theo những niềm vui tràn trề của sự cuồng hứng, là sự xuất hiện
của thời kỳ trầm uất. Người bệnh chìm trong trạng thái trầm muộn. Đây là
suy sụp toàn diện, anh ta có vô số ý nghĩ tội lỗi và xấu xa. Anh ta than thở,