NHỮNG THÀNH TỰU LẪY LỪNG TRONG TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI - Trang 368

b) Nếu cơ thể yếu hơn địch thủ, nó phản ứng lại để không mất đi sự

cân bằng hoặc bị tiêu diệt. Đây là bệnh.

c) Trong trường hợp này, căn bệnh là một nhu cầu thiết yếu. Chính

xác như một người bị tấn công cần phản ứng lại để tránh bị thương hoặc
chết.

Bây giờ chúng ta đặt ra câu hỏi: tất cả những điều này có thể nào

được áp dụng cho các chứng loạn thần kinh không?

Một người suy nhược thần kinh có cần đến chứng suy nhược

thần kinh của mình để có thể có một đời sống tinh thần không?

Một người suy nhược thần kinh có thể sẽ phẫn nộ trước câu hỏi này.

Anh ta sẽ nói là “không phải vui sướng gì mà anh ta có chứng suy nhược
thần kinh và anh ta đang đau khổ?…” Đương nhiên rồi, nhưng chúng ta hãy
xem xét điều này:

Chúng ta hãy thí dụ, một ngày nào đó, một đứa trẻ “tự thu mình lại”.

Tôi tưởng tượng anh ta đang sống trong một môi trường không thích hợp
với anh ta (cho là môi trường đó độc hại, hoặc đứa bé không thích hợp với
môi trường đó)

Đến lúc đó đứa trẻ sẽ làm gì? Nó sẽ thu mình lại. Khi nó thu mình

lại, nó đang tự vệ, nó phản ứng lại cái môi trường đang có nguy cơ làm cho
nó mất cân bằng. Vì thế, đối với đứa trẻ, việc tự thu mình lại là một nhu cầu
tâm lý (nếu không nó sẽ không làm thế). Đối với nó, đây là giải pháp thỏa
thuận, cho phép nó có một cuộc sống tinh thần gần như yên ổn.

Vì thề điều này là chủ yếu. Đứa trẻ cần đến sự thu mình để tồn tại

mà không có sự mất cân bằng trầm trọng. Nó cần đến “chứng suy nhược
thần kinh này”.

Bây giờ tôi trở lại với người loạn thần kinh trưởng thành. Đương

nhiên là anh ta không đau khổ vì vui thích, nhưng anh ta không nhận ra rằng
chứng loạn thần kinh được khởi phát bởi vì sự an toàn nội tại của anh ta tùy
thuộc vào đó. Tôi có thể quả quyết là anh ta “có lý” khi phải cần đến chứng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.