NHỮNG THÀNH TỰU LẪY LỪNG TRONG TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI - Trang 366

Thí dụ: Tim, gan hoặc dạ dày không thể nào hoạt động riêng rẽ;

người ta phải mở rộng chúng ra trong cái hệ thống mà chúng phụ thuộc trực
tiếp. Việc nghiên cứu “trái tim” không thể nào thực hiện khi không xem xét
đến hệ thống tim–mạch. Nhưng hệ thống tim–mạch đó có độc lập không?
Không, nó cũng được liên kết với hệ thống cơ quan nội tạng khác. Nó cũng
được nối với các khu ý thức và không ý thức của não bộ; nó phụ thuộc vào
kết quả của những cảm xúc, sự mệt mỏi của não bộ, sự suy yếu thần kinh,
những lo hãi, sợ sệt, v.v… Tất cả các hệ thống của cơ thể được nối kết với
nhau cho sự hoạt động toàn diện của cỗ máy con người. Và một sự mất cân
bằng được khu trú sẽ ảnh hưởng lên toàn bộ cơ thể, kể cả não bộ.

Và cũng vì thế mà người ta tìm được cái trứng của Colomb của nền

y học hiện đại. Người ta mới hiểu các rối loạn “thể chất” có thể do một
nguyên nhân tâm lý đích thực (tinh thần). Và cả những tổn thương rất
nghiêm trọng (đôi khi chết người) có thể xuất phát từ những xúc cảm kéo
dài và cũng có nền tảng tâm lý…

Nói tóm lại, nhiều xung đột xúc cảm có thể dẫn đến ám ảnh hoặc

đến định kiến, nhưng đến cả tổn thương, viêm thận, v.v…

Vì thế mục đích của y học tâm thể là nghiên cứu con người (khỏe

mạnh hoặc bệnh hoạn) như một tổng. Nghiên cứu các mối liên hệ chặt chẽ
giữa đời sống tinh thần và thể chất.

Bệnh tật là gì?

Ý niệm về “bệnh tật” đã tiến triển rất nhiều trong những thập niên

sau này.

1. Khái niệm xưa.

Một tác nhân bên ngoài (thí dụ là vi trùng) xâm nhập vào cơ thể. Sự

hiện diện và phát triển của nó gây ra bệnh. Điều này có nghĩa là “Bệnh viêm
phổi là một căn bệnh được gây ra bởi phế cầu khuẩn”. Hoặc “Bệnh lao là
một bệnh gây ra bởi trực khuẩn Koch”.

Như thế này đây:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.