Nhưng trái lại, nó được dùng như là một “kềm hãm”. Hay hơn nữa, vỏ não
của một con người hoạt động một cách hoàn hảo nhất có thể chịu đựng
nhiều nỗi đau đớn dữ dội mà không có xúc cảm và với nỗi đau nhẹ nhất…
Vả lại đó là nguyên tắc của việc “sinh đẻ không đau” mà tôi sẽ nói ở phần
sau.
“Sham–rage” hay “bệnh giả vờ dại”
Con chó không vỏ não (của Goltz) sống được mười tám tháng. Nó
biểu hiện các cơn giận dữ như bất cứ con chó bình thường nào khác. Nhờ
thế mà người ta khám phá được “sham– rage” hay “bệnh giả vờ dại”
Ranson và Magoun kích thích vùng dưới đồi của một con mèo
không có vỏ não bằng điện. “Sau cái kích điện này, con mèo ngước đầu lên
và cho thấy hai đồng tử giãn nở. Nhịp thở gia tăng về tốc độ và biên độ, và
con vật bắt đầu cử động, kêu meo meo, cắn, quào, dữ dội cố gắng thoát ra
khỏi dây đang cột nó. Nếu người ta tiếp tục việc kích điện, lông trên lưng và
đuôi của nó sẽ dựng đứng lên, mồ hôi xuất hiện ở lòng bàn chân trong khi
nước miếng chảy rất nhiều từ miệng của nó… Con mèo cư xử như thể nó bị
một con chó đang sủa tấn công. Các phản ứng này tuyệt đối xuất phát từ
nguồn gốc vùng dưới đồi (Jean Delay).
Như vậy, vùng dưới đồi là vùng khởi phát các cơn giận dữ, khiêu
khích, thù địch… nói tóm lại tất cả các loại cảm xúc.
Bệnh giả vờ dại, một phản ứng của sự giận dữ quá đáng và không bị
kềm hãm, tùy thuộc vào:
1) sự kích thích của vùng đáy não bộ.
2) không có vỏ não.
Chúng ta phải nhận thấy ở đây con vật phản ứng ác liệt lại những
kích thích thật nhẹ, mà trong lúc bình thường sẽ làm cho nó dửng dưng.
Cũng như thế, một con người mà vỏ não hoạt động không tốt sẽ là
đối tượng của những thôi thúc, cảm xúc, giận dữ, hung hãn và điên dại khởi