Da đáp ứng rất mạnh với cảm xúc, bởi vì nó liên hệ trực tiếp với hệ
thần kinh giao cảm. Các nốt phỏng có thể xuất hiện, mụn cóc, mày đay,
eczêma, dấu của Chúa…
Các rối loạn bao tử: cảm xúc tạo cơn nôn mửa, co thắt thực quản,
chứng khó tiêu, sự quá axít, loét dạ dày. Sự tiêu hóa luôn bị ảnh hưởng. Và
cũng vì thế mà người ta nói “… do thần kinh”… trong khi căn nguyên có
thể là những xung đột tâm lý làm rối loạn hệ thống thần kinh thực vật.
Cảm xúc kéo dài có thể làm xuất hiện các cơn đau ở vùng ruột thừa.
Người ta làm gì? Người ta giải phẫu… và các cơn đau xuất hiện trở lại.
Cũng giống như trường hợp của tim, nỗi lo sợ ruột thừa làm gia tăng cảm
xúc và thế lại là cái vòng luẩn quẩn. Đôi khi cả chứng viêm đại tràng là
bệnh tâm thể.
Các rối loạn hô hấp cũng rất đa dạng. Các rối loạn đơn giản nhất
thường là chứng co mạch và giãn mạch (Người xúc động tái hoặc đỏ mặt).
Nếu các xúc động sâu lắng và kéo dài, người ta có thể nhận thấy chứng sung
huyết, xuất huyết, tổn thương ở ruột, thận, gan…
Trong tất cả các hậu quả cảm xúc, mắt xích chịu trách nhiệm là hệ
thống thần kinh thực vật.
Hơn nữa:
Có vài triệu chứng chức năng cũng có thể trở thành thể chất: một
bệnh phù nhẹ (có sự thâm nhiễm thanh dịch trong các mô) hoặc hiện tượng
sung huyết khu trú (sự tích tụ máu trong một cơ quan) có thể dẫn đến chứng
phồng nước (tổn thương) hoặc đến chứng loét. Bởi vì sự tái đi tái lại một rối
loạn chức năng có thể tạo một tình trạng cần giải phẫu. Sự rối loạn của hệ
thống thần kinh đôi khi mang đến vô số hậu quả không thể ngờ được. Sự
kích thích hệ thống thần kinh giao cảm có khi dẫn đến những tổn thương
làm chết các cơ quan. Đã bao nhiêu lần người ta nghĩ chứng viêm thận hoặc
xơ gan có thể phát sinh từ nguồn gốc tâm lý?… Chính vì thế mà Hệ Giao
Cảm, thay vì làm cho con người hài hòa lại giết hại anh ta. Điều này giải
thích rằng trong vài trường hợp, người ta buộc phải làm tê liệt hệ thần kinh