xúc, cảm giác, cơn giận, khiêu khích, trốn chạy, uẩn khúc, ức chế, v.v… Thế
mà trong vài tình huống, nhiều quy ước buộc chúng ta phải thản nhiên.
Người đàn ông có được phép khóc không? Có được quyền biểu lộ cảm xúc
không? Coi nào!… không hợp với “tính nam nhi” chút nào! Vì vậy người ta
chỉ đơn giản cấm điều đó, và người ta để “sự yếu đuối” cho phụ nữ. Thật
ngu ngốc, nhưng nó là như thế.
Cho nên (thí dụ) chúng ta nỗi giận (cảm xúc) mà vẫn không thể đánh
trả được (để giải tỏa), toàn bộ cơ chế vận hành “hoạt động không tải”. Nếu
chúng ta quá sợ mà không thể bỏ chạy hoặc đánh trả, cũng như thế. Không
một giải toả nào xuất hiện. Trong trường hợp này, cảm xúc mới tạo những
hiệu quả độc hại…
Chúng ta hãy thí dụ một người đàn ông, trong suốt nhiều năm liền,
phải chịu nhiều cảm xúc nội tại? Và vì một lý do nào đó anh ta buộc phải tỏ
ra thản nhiên? Người dễ hiểu sự dư thừa chất adrênalin và đường có thể có
nhiều hiệu quả nguy hại…
NHỮNG ẢNH HƯỞNG KHÁC CỦA CẢM XÚC
Hệ thống tim–mạch đóng vai trò quan trọng của cảm xúc. Nó khởi
phát chứng loạn nhịp, chứng mạch nhanh, những cơn đau đôi khi rất dữ dội.
Đương nhiên là những hậu quả này có thể tác động lên một trái tim có bẩm
chất bệnh. Hơn nữa, người bệnh tưởng mình bị mắc bệnh tim. Đến lượt cảm
giác này tạo thêm cảm xúc… làm gia tăng cơ chế vận hành kia. Người ta
không tính những “căn bệnh tim có nguồn gốc thần kinh”, có nghĩa là vì
cảm xúc. Có vài triệu chứng gợi cho chúng ta chứng đau thắt ngực. Có hiện
tượng thiếu hơi thở, mau mệt, choáng váng, đau đớn.
Và các quả thận cũng được đưa lên hàng đầu. Hệ thống thần kinh bị
mất thăng bằng sẽ ảnh hưởng đến thận, do lưu thông máu không đầy đủ.
Vậy thận sẽ làm gì? Nó phản ứng bằng cách tạo ra một chất tăng huyết áp,
khá độc hại. Bệnh viêm thận nặng có thể xuất hiện. Và thế là người ta
chứng kiến cái chết của một con người mà căn bệnh thật sự chỉ hoàn toàn do
cảm xúc và tâm lý…