NHỮNG THÀNH TỰU LẪY LỪNG TRONG TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI - Trang 385

chiến đấu. Như vậy tiếp theo sau là những cảm giác sợ hãi, sầu não, giận dữ,
khiêu khích, v.v…

Cảm xúc là một phản xạ của cơ thể trước một tình huống rối rắm (dễ

chịu hoặc khó chịu). Nếu tôi chứng kiến một tai nạn, không phải tai nạn đó
tạo ra cảm xúc. Tại nạn đó khởi phát một sự “giật mình” dữ dội do sự không
thích nghi đột ngột của cơ thể. Chỉ sau đó cảm xúc mới xuất hiện. Đến lúc
này cơ thể tôi mới cố loại bỏ tình huống khó chịu đó, hoặc bằng cách trốn
khỏi nơi xảy ra tai nạn, hoặc đánh chống lại nó.

Cảm xúc sẽ tác động lên toàn bộ cơ thể. Nhưng điều này mới

nghiêm trọng hơn hết: cảm xúc có thể trở thành tác nhân chính của căn
bệnh. Người ta thường có khuynh hướng nghĩ rằng cảm xúc có nghĩa là
“cảm xúc do sốc”. Không phải như thế. Các cuộc xung đột xúc cảm, các
phản ứng tình cảm sâu lắng và kéo dài, các nỗi lo hãi, lo âu, oán giận, dồn
nén, mặc cảm, v.v… đều là cảm xúc! Những cảm xúc sâu lắng và kéo dài là
những thứ nguy hiểm nhất…

Con người có thể đáp trả cảm xúc bằng hai cách:

a) bằng cách giải tỏa (đánh đập, la hét, chửi rủa, khóc lóc, tấn công,

chửi bới bằng lời nói hay ý nghĩ)

b) hoặc “nuốt trôi nó” (chẳng hạn một người nổi loạn, không ngừng

nuốt trôi tính khiêu khích và giận dữ của anh ta).

Cảm xúc là cơn bão tố thể chất.

Mọi người đều biết một cảm xúc mãnh liệt kéo theo nhiều thay đổi

sinh lý và tâm thần. Những người nhút nhát và nóng nảy rất rành vấn đề
này! Thế cái gì phát sinh cảm xúc trước tiên?

1) Một sức mạnh bất thường của luồng thần kinh. Các đường đi bình

thường đều “tràn ngập”. Luồng này đi trật lối, vượt quá mục đích của nó, và
được phát đi ngoài các lối đi bình thường của nó. Toàn bộ cơ thể bị xáo
trộn, kể cả não bộ. Ý thức (vỏ não) bị nhiễu loạn, “người ta không còn biết
đã làm những gì nữa”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.