biết là trong trường hợp này, chỉ cần một sự kích thích nhẹ thôi cũng đủ
khởi phát một cơn giận dữ mãnh liệt.
Nếu trái lại, một bộ não của người đó hoạt động tốt thì sao? Cứ cho
một hoàn cảnh xấu xảy ra với anh ta đi! Nhưng nó sẽ không khởi phát một
cảm xúc nhiễu loạn! Nhưng nếu xúc cảm vẫn cứ xuất hiện (sau một tình
huống vô cùng khó chịu), nó liền bị “kiểm soát” bởi vỏ não trong tình trạng
hoàn hảo. Như vậy, người đó vẫn vô cùng sáng suốt và có thể đối mặt với
hoàn cảnh dưới mọi góc độ… Con người này rất tự chủ, không phải vì anh
ta “cắn răng để tự kềm chế mình” nhưng chỉ đơn giản vì bộ máy thần kinh
của anh ta cung cấp một sự tự chủ tự động.
CÁC BỘ NÃO MẮC BỆNH
Một bộ não mắc bệnh sẽ làm mất cân bằng cơ thể đang chịu ảnh
hưởng của nó. Nhưng đến lượt nó, sự mất cân bằng của cơ thể lại ảnh hưởng
đến não bộ.
Chúng ta không bao giờ được quên rằng cơ thể con người là một
tổng thể hoàn hảo.
Cuối cùng thì bộ não, càng lúc càng mất cân bằng, mất tất cả sự tự
chủ. Sự thiểu năng của bộ não có thể do hai nguyên nhân lớn: là chính sự
mệt mỏi của não bộ, hoặc gây ra bởi sự mệt mỏi thể chất. Điều này thường
được gặp nơi những người có bộ não yếu ớt vì tính khí.
Nguyên nhân thiểu năng thứ hai của não bộ thường gặp: sự dồn nén
(được xem xét trong mục Phân Tâm Học) làm chuyển hướng một phần lớn
hoạt động ý thức cho vô thức. Tôi sẽ nói lại vấn đề này.
Trong cả hai trường hợp, sự thiểu năng của bộ não không cho phép
sự thích nghi với các tình huống xảy ra. Không một điều tiết hài hòa nào
được thực hiện nữa. Các xung điện thần kinh trở nên hỗn loạn: đây là sự
mất cân bằng toàn diện của cơ thể với tất cả các hậu quả của nó.
Như vậy càng nên nhấn mạnh vào sự hoạt động hoàn hảo của bộ não
và sự thoải mái do sự hài hòa tạo ra. Nếu chúng ta phát triển được sự cân