Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ảo giác: nào là tổn thương ở các
trung tâm thần kinh, ngộ độc, động kinh. Chứng sảng cấp tính do rượu là
một thí dụ của các ảo giác khủng khiếp nhất.
Đương nhiên là các bệnh nhân phản ứng như thể các ảo giác của họ
là thực tế. Họ trốn chạy hoặc tấn công, và như thế trở nên rất nguy hiểm.
Ảo giác cũng được thể hiện trong chứng cuồng động, trầm uất trong
vài chứng rối loạn thần kinh (đặc biệt là sự ám ảnh). Nhưng vì đây là chứng
loạn thần kinh, chủ thể không bao giờ tin vào sự thật của ảo giác.
TÍNH KHÍ
Đang ở trong “tâm trạng vui vẻ” hoặc “tâm trạng buồn bực” tùy
thuộc vào các tình huống cùng tình trạng thể chất và tinh thần của lúc đó.
Vài người có tâm trạng bình thường; vài người khác thì tính khí thất thường.
Tính khí có thể “nóng”, rung động. Người khác thì tính khí “lạnh”; họ
dường như không cần quan tâm đến các biến cố và đứng “ngoài” những
người khác.
Điều này chứng minh một việc: tính khí là một khuynh hướng cơ
bản và sự chừng mực của tính khí tùy thuộc vào cơ chế vận hành hài hòa
của cơ thể con người. Sự điều hòa tự động của tính khí dường như được tạo
ra bởi các trung khu ở vùng đáy của não bộ (vùng đồi được nghiên cứu
trong y học tâm thể). Một sai lệch của các trung khu này sẽ dẫn đến các tính
khí bệnh hoạn (rối loạn tâm lý hưng–trầm cảm, trầm uất v v.) Một tính khí
bình thường xuất phát từ sự vận hành tốt của não bộ, và sự giải tỏa tất cả
những gì có thể phá rối cơ chế vận hành đó.
ĐẠO ĐỨC GIẢ
Nói theo cách thông thường, đạo đức giả là che lên tật xấu một cái
mặt nạ của đức tính… Tính này giả vờ các đức tính tốt, hầu dễ bề quyến rũ
hoặc thống trị. Tính này được nhận thấy rất nhiều trong các chứng rối loạn
thần kinh. Người rối loạn thần kinh giả vờ (thường là một cách vô thức, và
vì thế có thiện ý) các tình cảm vị tha. Và điều này để tự nâng cao giá trị của
mình lên, nhận được sự chiêm ngưỡng của những người khác. Sự thống trị