thắt) hoặc của sự sa sút tâm thần. Vài người lẫm cẩm thường hay thích đùa
nghịch với phân.
HẬN THÙ
Hận thù những người khác, hận thù chính mình, tính khiêu khích,
ghen tuông dữ dội, tự sát, giết người… Vì quá phổ biến, nên sự hận thù có
phải là một đặc tính sâu kín của con người không?… Vấn đề hận thù xuất
hiện trong tâm lý của các cá nhân và xã hội. Sự hận thù như một tấm kim
loại, làm bể nát mọi lòng nhiệt tình “tốt đẹp nhất”. Thế sự hận thù bắt đầu từ
nguồn độc hại nào?
Nguồn này thật bao la: nó xuất phát từ nỗi sợ, bất lực, ức chế, nhục
nhã… (thực thụ hoặc tưởng tượng). Sự hận thù có thể là tự nhiên nếu nó chỉ
nhất thời, nhưng nó trở nên bệnh hoạn nếu nó kéo dài. Những người yếu
đuối muốn loại bỏ những nỗi đau của họ, đó là điều tất nhiên. Họ muốn tiêu
diệt nguyên nhân của các nỗi thống khổ đó. Trong vài trường hợp phẫn nộ,
một người yếu đuối sẽ cảm thấy hận thù: đối với những người đàn ông
khác, một đất nước, tôn giáo, hoặc ngay với chính anh ta. Thí dụ: một đứa
trẻ nào lại không cảm thấy “các cơn” hận thù đối với người nhục mạ nó?
Hơn nữa, sự hận thù thúc giục vài người yếu đuối tàn phá tất cả
những gì ngăn cản ý muốn chiếm đoạt của họ (thí dụ như sự ghen tuông của
trẻ nít hoặc người trưởng thành); và sự Chiếm hữu tuyệt đối một người đã
tạo cho họ một cảm thức chế ngự và quyền lực… Người ta cũng thường bắt
gặp nhiều nhà giáo dục chuyên quyền, cảm thấy thù ghét những đứa không
chịu “phục tùng”.
Sự hận thù cũng xuất hiện trong sự bạo dâm* tính dục hoặc tinh
thần. Bất cứ một biểu hiện nào của sự bạo dâm đều là dấu hiệu của sự bất
lực, giận dữ và hủy diệt.
Sự hận thù cũng được tìm thấy ở những người có sự bất lực gần
giống nhau: thí dụ vài người nhút nhát thù ghét những người nhút nhát
khác.