kiêu được ngụy trang. Như thế chủ thể muốn có sự khâm phục của những
người khác, “bị hoa mắt vì sự khiêm tốn này”.
Sự khiêm tốn thực thụ là một thực tế của một trí tuệ cao cả, biết rõ
sự thấp kém của vạn vật, mà bắt đầu là với chính con người mình.
Có vài trường hợp rối loạn thần kinh biểu hiện sự thiếu khiêm tốn,
bởi vì họ cần tin tưởng họ là những người quan trọng, có quyền thế, cũng
chính vì những mặc cảm tự ti hoặc sự bất lực của họ. Như vậy sự ít khiêm
tốn này là một triệu chứng và nó sẽ biến mất cùng một lúc với sự rối loạn
thần kinh. (Hãy xem các từ kiêu căng và kiêu ngạo trong từ điển)
CHỨNG LẶNG THINH
Sẽ là tình trạng lặng thinh khi một người giữ im lặng trong khi các
cơ quan của ngôn ngữ hoặc của tiếng nói không bị một tổn thương nào.
Đương nhiên là có vài trường hợp lặng thinh tự nguyện vì: thí dụ
như sợ bị liên lụy. Chứng lặng thinh có thể là triệu chứng của một “chuyển
hóa”: chủ thể mất riêng trong vài trường hợp giận dữ “bị ức chế” chẳng hạn.
Vài cảm xúc cũng gây ra hiện tượng này. Dạng lặng thinh này thường được
nhận thấy trong các cơn ưu uất*. Như vậy đây là chứng lặng thinh không
chủ ý. Người ta cũng nhận thấy chứng này ở những người nhút nhát, và
nguyên nhân của nó là sự ức chế cảm xúc.
Thêm vào đó, chứng lặng thinh được gây ra bởi vài chứng loạn tâm
lý (chứng phân liệt*, hoang tưởng, hoang tưởng bị truy hại*, trầm uất*, lú
lẫn tâm thầm
THUYẾT THẦN BÍ
Về phương diện triết học, thuyết thần bí xác lập sự bất lực của lý lẽ
trước các vấn đề linh thiêng. Lúc này người thần bí sẽ tìm một trực giác*
khác thường cho phép anh ta hợp nhất với Chúa. Và bằng trực giác này,
người thần bí sẽ hòa đồng với thế giới thần linh trong sự xuất thần.
Nhập định, tu khổ hạnh, sự tự chủ vững vàng, nghiên cứu, sự khai
thông chính mình, sáng suốt, chuẩn bị cho con đường đến thần bí. Vả lại