việc gì đó để làm cho nó trở nên “quan trọng” dưới mắt những người khác;
anh ta khoe khoang đã lái xe tốc độ trên đường; anh ta thay đổi làm sao cho
có lợi cho mình các tình huống có thể làm cho anh ta thua kém, v.v…
Chứng bịa chuyện của người trưởng thành cho thấy đây là một suy nhược
tâm thần hoặc một thiểu năng cảm xúc*. Trong các mặc cảm tự ti*, người ta
sẽ hiểu tại sao chủ thể làm đủ mọi cách để tạo cho mình một cảm giác
quyền lực hay sức mạnh nào đó. Đây là hiện tượng bù trừ*.
Thói bịa chuyện có thể là một căn bệnh, có thể dẫn đến tính hung
dữ. Đến lúc đó sẽ là những lá thư nặc danh, lời tố cáo lời vu khống*, do
ghen tuông*, hận thù*, oán thù, v.v…
CHỨNG NGHIỆN THUỐC NGỦ
Đây là nhu cầu không thể cưỡng lại việc sử dụng thuốc ngủ. Người
ta thường nhận thấy chứng này ở những người mất ngủ*. Hãy xem từ Ngộ
độc vì bacbituríc trong từ điển.
PHỦ NHẬN (Chứng hoang tưởng…)
Người bệnh từ chối nhìn nhận những việc hiển nhiên. Anh ta cho
rằng mình không còn thở nữa, rằng mình không còn phổi, máu, ruột, v.v…
Có khi anh ta phủ nhận cả thế giới bên ngoài. Chứng này thường được nhận
thấy ở vài trường hợp rối loạn tâm lý, nhất là chứng trầm uất.
CHỨNG UỂ OẢI
Là một hình dạng có hai mặt, sự uể oải có thể là sự biểu hiện của
một sức mạnh trầm lặng và tự chủ, của một trí tuệ rộng lớn và thanh thản.
Năng lượng được tiêu thụ một cách thoải mái, không một chút bối rối. Tại
sao một con người khỏe mạnh lại phải vội vã, nếu anh ta nhìn thấy được
chân lý của sự việc? Và nếu anh ta biết sức mạnh của mình cho phép anh ta
dễ dàng đạt đến mục đích?
Mặt kia của sự uể oải thường là của sự nhu nhược và vô tư lự. Người
uể oải lề mề, không quan tâm mấy, không sốt sắng trong hành động. Như
thế khiếm khuyết này tùy thuộc một cá tính… hay một căn bệnh.