cũng gây ra nó: quá nhạy cảm, suy nhược thần kinh, tính tình bất định. Tính
lười biếng cũng được liên kết với vài rối loạn thể chất hoặc tinh thần: rối
loạn đường ruột, mệt mỏi*, mất cân bằng hệ thần kinh thực vật*, hoạt động
không tốt của các tuyến nội tiết, không thích nghi với môi trường gia đình
hoặc học đường, chán ghét làm việc, co cúm, dồn nén*, v.v…
Làm biếng có nghĩa là thiếu quan tâm đến công việc làm của mình.
Đến lượt thầy thuốc điều trị và nhà giáo dục tìm ra căn nguyên.
BỆNH PARKINSON
Một tổn thương của hệ thần kinh, với tình trạng run rẩy toàn diện,
trường lực cơ bắp thái quá và co rút. Thường tâm trí vẫn linh lợi, mặc cho
khuôn mặt có bất động và ánh mắt cố định. Căn bệnh này có khi được báo
trước bằng chứng trầm uất* và có thể kéo dài nhiều tháng liền hoặc nhiều
năm trước khi xuất hiện các triệu chứng cơ học.
Khả năng bình thường của những người bệnh này thường vẫn được
giữ nguyên, trừ khi đến giai đoạn cuối của căn bệnh. Đến lúc này sự giảm
thiểu trí tuệ trở nên khá nghiêm trọng để người ta có thể bàn cãi về khả năng
này.
ĐAM MÊ
Một từ che giấu biết bao thảm kịch!… Đam mê là một khuynh
hướng thái quá và độc quyền. Nó kèm theo đau khổ, dày vò, nghiền ngẫm
tinh thần, định kiến* và ám ảnh. Người ta hay so sánh nó với tình yêu: và
lúc này nó bao gồm cả bản năng, tình dục, quý mến, ghen tuông*, ích kỷ*,
hận thù*… Có vài đam mê rất hữu ích (thí dụ như đam mê nghệ thuật). Vài
thứ khác lại giằn vặt, thúc đẩy đến những việc ngông cuồng, thôi thúc*, tội
ác. Có sự đam mê bài bạc, rượu chè, phụ nữ, tình dục đồi bại*, đến ma
túy… Tất cả các dạng đam mê này cho thấy các rối loạn về hành vi và đạo
lý. Người ta phải tìm ra các nguyên nhân (rối loạn thần kinh*, mặc cảm tự
ti*, mặc cảm*, v.v…)
Thế khi nào nỗi đam mê trở nên bệnh hoạn? Khi nó kéo theo các rối
loạn về thể chất và tinh thần. Sự rối loạn chiếm lấy toàn bộ con người. Mọi