hủy hoại như phá hoại không lý do, hành hình không phán xét, vận động
công chúng để tái lập một vụ án, v.v…
Sự bại hoại nhất thời thường xuất hiện ở trẻ nít và thiếu niên. Nó
thường được gây ra bởi sự chống đối nội tại với một thành viên trong gia
đình. Đến lúc này sự bại hoại lại giống sự hận thù và là sự biểu hiện của một
tổn thương tinh thần sâu lắng.
Sự bại hoại bệnh lý bao gồm cả một chuỗi trạng thái bất thường. Nó
được thể hiện rất sớm: đứa trẻ này rất độc ác, hung hăng, ngỗ nghịch, nói
láo, v.v… Các nhà giáo dục sẽ đối mặt với vô vàn khó khăn. Đứa trẻ đồi bại
đi ngược lại trật tự xã hội; nó muốn thỏa mãn các ý muốn và thèm khát của
nó mà không cần tôn trọng người khác. Các khuynh hướng của nó thoát
khỏi các kềm hãm của đạo lý. Đây là con đường đi đến các chất độc, bài
bạc, lường gạt, gian lận, trộm, hiếp dâm, chủ ý đốt nhà, mại dâm… Nhiều
đứa trẻ bại hoại thường là tội phạm thiếu niên*.
Những dạng bại hoại có thể được xếp như sau:
1) Bại hoại vì ý thức sinh tồn: nghiện ma túy*, ham ăn, hà tiện, hám
của*, v.v…
2) Bại hoại vì ý thức sinh sản: lệch lạc của bản năng làm mẹ*, bái
vật*, cuồng dâm*, tự hành hạ*, v.v…
3) Bại hoại tập thành: ảnh hưởng của môi trường, nhiễm trùng, viêm
não, v.v…
4) Bại hoại tiềm tàng: chỉ khởi phát với chứng loạn thần kinh hoặc
tâm lý.
KHUYNH HƯỚNG BI QUAN
Tính này luôn là triệu chứng của thiểu năng thể chất hoặc tâm lý.
Người bi quan “thấy bất cứ gì cũng đen tối”, rất khổ tâm về nhưng lo lắng
của mình; đối với anh ta mọi thứ đều vô ích và mọi hy vọng đều tiêu tan…
Người bi quan có thể có nhiều nguyên nhân: suy nhược thần kinh*, mặc
cảm*, chống đối bị dồn nén*, rối loạn dạ dày, v.v…