hoạt động tinh thần bị đổi hướng để đem lợi ích cho cảm thức vô thức đó.
Không còn sự cân bằng tinh thần nữa, và ý thức lý luận bị dập tắt như ngọn
nến trước gió. Nhiều nỗi sợ hãi dữ dội xuất hiện kèm theo định kiến khổ
tâm, ghen tuông mãnh liệt, có khi tạo ra các thôi thúc rất nguy hiểm. Tình
trạng mất ngủ và kiệt sức là những hậu quả thường thấy.
Cũng có những nỗi đam mê nhất thời: tình yêu ghen tuông, tình yêu
cuồng tín, nỗi đam mê lý tưởng, chính trị, v.v… Ngoài ra còn có những tình
trạng đam mê trong các rối loạn tâm lý*.
THÁI ĐỘ THỤ ĐỘNG
Đây là một khuynh hướng tinh thần mà chủ thể như “thiếu sức sống”
và không có sáng kiến: đến lúc này anh ta dễ dàng chịu ảnh hưởng của sự
ám thị*. Người ta nhận thấy thái độ thụ động trong chứng suy nhược tâm
thần*, suy giảm ý chí*, các trường hợp ngộ độc, các chứng suy nhược,
v.v…
NHẪN NẠI
Về mặt từ nguyên học, nhẫn nại có nghĩa là: biết đau khổ, chấp nhận
và chịu đựng. Sự nhẫn nại chủ yếu là phải biết chờ đợi không dao động, tất
cả những gì sẽ đến…Sự nhẫn nại có thể là tự nhiên, nhưng cũng có khi là
triệu chứng của một thiểu năng. Có vài người tỏ ra “nhẫn nại”, trong khi
dửng dưng, chán nản, tự khép mình lại. Trong các trường hợp bình thường,
nhẫn nại là sự thể hiện của khôn ngoan và tự chủ. Nó là hiệu quả của sức
mạnh và sáng suốt.
BẠI HOẠI
Đây là một trạng thái bất thường sâu kín hoặc ngẫu nhiên của cá
tính*. Nó đưa chủ thể (thường là người bệnh) làm hại người khác bằng
những thôi thúc* phản xã hội. Sự bại hoại có thể có giai đoạn và nhất thời:
nó thường được thể hiện bằng những hành vi tàn ác về thể chất hoặc tinh
thần, được thực hiện dưới uy lực của sự đam mê* (hận thù*, ghen tuông*,
thiên kiến chính trị hoặc tôn giáo, v.v…). Sự đồi bại khởi phát nhiều hành vi