động sai trái. Nó giống như trong một trận đấu bóng đá, cầu thủ
của đội A ghi bàn vào khung thành đội B. Cầu thủ đội B dời khung
thành đi chỗ khác sau đó nói rằng bàn thắng chưa được ghi.
Ngụy biện này đôi khi xuất hiện một cách vô ý ở những người quá
cứng đầu, thường là trong lúc những người này nỗ lực tuyệt vọng bảo
vệ quan điểm của mình. Câu chuyện cười phỏng theo bài viết trên tờ
báo trào phúng The Onion về âm mưu hạ cánh giả xuống mặt trăng
của Neil Amstrong là ví dụ cho điều này.
A: Anh biết không. Sự kiện Neil Amstrong hạ cánh xuống mặt
trăng là giả. Chẳng có gì ghi lại lần hạ cánh đó cả.
B: Nhưng có những tấm ảnh chụp sự kiện đó cơ mà.
A: Những tấm ảnh đó có thể được làm giả. NASA chỉ cần dùng
photoshop là xong.
B: Nhưng Amstrong nói anh ấy đã cảm nhận được những bước đi
không trọng lực trên mặt trăng. Tôi nghĩ Amstrong là người trung
thực và đáng kính.
A: Tôi không nghi ngờ Amstrong. Anh biết không, tất cả khung
cảnh đó đều có thể được thực hiện trong phim trường. Chính bản
thân Amstrong cũng bị đánh lừa. Tất cả là một âm mưu lớn để lừa
chúng ta.
B: Vậy tôi thua anh rồi. Anh nói sao cũng được cả.
Trong ví dụ trên, người A liên tục thay đổi những tiêu chuẩn để có
thể chứng minh được vấn đề “Neil Amstrong đã từng đặt chân lên
mặt trăng hay chưa?” Các tiêu chuẩn bị thay đổi theo biểu đồ sau:
1. Bức ảnh -> A kết luận các bức ảnh không phải là tiêu chuẩn vì
ả
nh có thể được làm giả.