2. Tuyên bố của Amstrong -> A kết luận rằng tuyên bố của
Amstrong cũng không thể được dùng làm tiêu chuẩn phân định
thắng thua vì bản thân Amstrong cũng có thể bị đánh lừa.
-> Kết cuộc người B không thể giành thắng lợi trước người A
được do mọi tiêu chuẩn phân định thắng thua đều bị bác bỏ.
Một ví dụ khác về ngụy biện Thay đổi tiêu chuẩn xuất hiện
trong câu truyện cười dưới đây về Albert Einstein:
Vợ của Albert Einstein thường đề nghị chồng mình cần phải
chưng diện hơn để trông chuyên nghiệp khi đi làm.
“Sao phải làm vậy chứ?” Einstein cãi lại. “Ai cũng biết tôi ở đó
mà.”
Đến khi Einstein có buổi hội thảo quan trọng đầu tiên trong
cuộc đời mình, bà vợ của ông này lại nài nỉ ông ăn mặc cho đẹp vào.
“Sao phải làm vậy chứ? Có ai biết tôi ở đó đâu.”
Ngụy biện Thay đổi tiêu chuẩn có thể được viết lại dưới dạng sau:
1. A đưa ra lập luận B dựa trên tiêu chuẩn C.
2. Tiêu chuẩn C bị chứng minh sai.
3. A đưa ra lập luận B lần nữa dựa trên tiêu chuẩn D.
4. Tiêu chuẩn D bị chứng minh sai.
5. ...và (cứ thế)