NHỮNG TRÒ NGỤY BIỆN BIẾN SAI THÀNH TRÁI - Trang 112

tính chất của tổng thể được. Nhìn chung, Ngụy biện phân hoá có hai
dạng phổ biến như sau:

Dạng #1:

Tổng thể A có tính chất nào đó, do đó các thành phần/cấu

phần của A cũng có tính chất đó.

Ví dụ:

“Con người được tạo thành từ các tế bào. Con người biết suy

nghĩ, do đó các tế bào cũng biết suy nghĩ.”

Dạng #2:

Nhóm A có tính chất nào đó, do đó các thành viên của nhóm A

cũng có tính chất đó.

Ví dụ:

“Em A học ở trường XYZ là trường chuyên nổi tiếng, do đó chắc

chắn em A phải là một học sinh giỏi.”

(Có thể đúng. Cũng có thể em A học trường chuyên nhưng đang là

học sinh trung bình khá của trường. Đâu ai nói trường chuyên XYZ
toàn học sinh giỏi nào.)

Chắc chắn bạn có thể dễ dàng nhận ra nhiều trường hợp mà

trong đó những tính chất của tổng thể không đúng với tính chất của
từng cá nhân trong tổng thể đó. Theo tôi hầu hết chúng ta dư sức
nhận ra sự thiếu chính xác trong cách thức lập luận của Ngụy biện
phân hoá
. Tuy nhiên, Ngụy biện phân hoá vẫn qua mặt chúng ta
được trong những tình huống mà câu trả lời cho hỏi “Liệu các thành
tố có sở hữu tính chất của nhóm hay không?” không thực sự rõ
ràng. Ví dụ:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.