Theo thống kê, trung bình mỗi người Mỹ tiếp xúc với hơn 5.000
thông điệp quảng cáo mỗi ngày, rất nhiều trong số đó là những
phát biểu về sản phẩm (tôi không có số liệu của Việt Nam. Chắc
chắn là ít hơn nhưng cũng không phải quá ít). Điều đó nghĩa là
chúng ta liên tục có cơ hội tranh luận với những chủ thể vô hình. Đó là
chưa kể đến những tranh luận trực tiếp liên tục diễn ra từ lúc chúng
ta chào buổi sáng đến khi leo lên giường đi ngủ vào ban đêm.
Vậy tranh luận là gì?
Ai cũng có một tập hợp những quan điểm riêng về thế giới hay
gọi cách khác là thế giới quan. Thế giới quan bao gồm tất cả
những quan điểm về cuộc sống, công việc, xã hội, con người, v.v…
Mỗi người có một thế giới quan khác nhau. Nó được hình thành trên
cơ sở những thông tin chúng ta thu thập được, thông tin đã qua bộ lọc
xử lý và những định kiến cá nhân của mỗi người. Vì mang trong
mình những thế giới quan khác nhau, mỗi chúng ta sẽ đưa ra những
kết luận khác nhau cho cùng một vấn đề. Chúng ta rất tin tưởng
thế giới quan của mình (cũng tự tin với những kết luận mình đưa
ra) và luôn cố gắng chứng minh tính đúng đắn của nó trong hầu
hết các trường hợp. Do vậy, trừ khi bạn sở hữu một quyền lực nào
đó có khả năng ép buộc mọi người xung quanh đồng tình với quan
điểm cá nhân của mình, còn không, cái thế giới quan đúng đắn đó
buộc phải được chứng minh thông qua tranh luận. Quan điểm chung
của cuốn sách này là những kết luận khác nhau chính là nguồn
gốc của tranh luận (khi đọc những dòng này chắc hẳn sẽ có bạn
không đồng tình với kết luận của tôi. Và khi bạn không đồng tình
với tôi nghĩa là trong đầu bạn đã có một kết luận khác cho phát
biểu “các kết luận khác nhau chính là nguồn gốc của tranh luận”
mà tôi vừa nêu ra ở trên.)
Chúng ta đã hiểu một cách đơn giản căn nguyên của tranh luận.
Tuy nhiên, tranh luận chưa phải là điểm dừng ở đây. Để tranh luận,