NHỮNG TRÒ NGỤY BIỆN BIẾN SAI THÀNH TRÁI - Trang 41

hay đen xuất hiện 3 lần liên tiếp, xác suất để kết quả ra đỏ hay
đen lần thứ 4 sẽ là rất thấp, do đó ông sẽ đặt cược ở khả năng
ngược lại.

Cách chơi bạc mà ông thầy của tôi sử dụng nghe có vẻ rất hợp lý.

Tuy nhiên, kiểu suy luận như vậy lại dễ dàng đẩy bạn phạm phải một
ngụy biện trong đời sống hàng ngày với tên gọi Ngụy biện kẻ cờ bạc
hay còn tên gọi khác là ngụy biện Monte Carlo. Ngụy biện này hoạt
động trên nền tảng của các xác suất.

Xác suất là một chủ đề lớn có thể được giảng dạy hay thảo luận

trong nhiều giờ liền. Tuy nhiên, trong cuốn sách này, xác suất
chỉ đơn giản là khả năng một sự việc xảy ra. Ví dụ, khi tôi tung một
đồng xu năm nghìn bình thường có hai mặt sấp ngửa, xác suất ra
mặt sấp hay ngửa sẽ là 50% như nhau. Cũng ví dụ trên, Ngụy biện kẻ
cờ bạc
sẽ tuyên bố rằng nếu tôi tung đồng xu đó 5 lần đều ra
mặt ngửa thì lần tới tôi sẽ tung ra mặt sấp vì mặt ngửa đã xuất
hiện 5 lần rồi.

Ngụy biện kẻ cờ bạc giả định rằng nếu một sự kiện xảy ra nhiều

lần hơn kết quả kỳ vọng tính theo xác suất thì lần tiếp theo sự
kiện đối lập của sự kiện đó sẽ xảy ra. Như ví dụ đồng xu trên, kết
quả kỳ vọng của việc tung đồng xu là số lần xuất hiện mặt ngửa
và mặt sấp phải ngang nhau. Do đó, tung ra 5 lần mặt ngửa thì lần
thứ 6 sẽ ra mặt sấp. (Lỡ không ra thì chắc lần thứ 7 sẽ ra.)

Lập luận kiểu “số lần xuất hiện mặt ngửa và mặt sấp khi tung

đồng xu phải ngang nhau” chỉ xảy ra khi chúng ta tung đồng xu
khoảng 10.000 lần. Trong xác suất thống kê, kết quả này được
gọi là quy tắc số lớn. Người phạm ngụy biện ở đây sử dụng vài lần
xảy ra (số nhỏ) và quy chiếu sang quy tắc số lớn để kết luận, do
đó lập luận này là sai.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.