Bờ biển châu Phi? Những bãi biển tuyệt đẹp, thực sự đáng yêu, nhưng
bến cảng thiên nhiên lại tệ hại. Sông ngòi? Sông ngòi tuyệt vời, nhưng hầu
hết chúng thực sự vô dụng xét về mục đích giao thông, vì rằng cứ vài dặm
bạn lại phải vượt qua một thác nước. Đây chỉ là hai vấn để trong một danh
sách dài các lý do giải thích tại sao châu Phi không thành công về công nghệ
hay chính trị như Tây Âu hay Bắc Mỹ.
Có rất nhiều vùng đất không thành công, nhưng rất ít nơi không thành
công như châu Phi, cho dù nó đã có lợi thế khởi đầu trước: là nơi giống
Homo sapiens (người tinh khôn) khởi sinh từ khoảng hai trăm ngàn năm
trước. Như Jared Diamond, tác giả minh mẫn bậc nhất, đã diễn đạt điều đó
trong một bài viết xuất sắc cho National Geographic năm 2005, “Nó trái
ngược với những gì người ta mong đợi từ vận động viên xuất phát đầu tiên.“
Tuy nhiên, vận động viên xuất phát đầu tiên ấy bị tách biệt khỏi những dân
tộc khác bởi sa mạc Sahara, Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Hầu như toàn
bộ lục địa này phát triển trong thế cô lập khỏi khối đất liền Á-Âu, nơi những
ý tưởng và công nghệ được trao đổi từ đông sang tây, và từ tây sang đông,
nhưng không đi từ bắc xuống nam.
Là một lục địa khổng lồ, châu Phi luôn bao gồm các vùng đất, khí hậu
và văn hóa khác nhau, nhưng có một điểm chung giữa các vùng miền này là
sự cô lập của chúng đối với nhau và đối với thế giới bên ngoài. Hiện nay
tình hình có giảm đi đôi chút, nhưng di sản đó vẫn còn tôn tại.
Ý niệm của thế giới về địa lý châu Phi có nhiều khiếm khuyết. Rất ít
người nhận ra châu Phi rộng lớn đến mức nào. Đó là do hầu hết chúng ta sử
dụng bản đồ thế giới tiêu chuẩn Mercator. Bản đồ này, cũng giống như các
bản đồ khác, dùng mặt phẳng để mô tả một mặt cầu và do đó gây biến dạng.
Châu Phi dài hơn rất, rất nhiều so với những gì thường được khắc họa. Việc
đó giải thích tại sao một chuyến đi vòng qua mũi Hảo Vọng (Cape of Good
Hope) là một thành tích đáng kể, và là một lời nhắc nhở về tầm quan trọng