với chi phí vận chuyển cắt giảm tương ứng 60%. Thậm chí còn có những kế
hoạch kết nối Nairobi ngược lên Nam Sudan, qua Uganda và Rwanda. Với
sự giúp đỡ của Trung Quốc, Kenya dự tính sẽ trở thành thế lực kinh tế chủ
đạo của vùng bờ biển phía đông.
Trên vùng biên giới phía nam, Tanzania đang cố gắng cạnh tranh hết
sức để trở thành lãnh đạo Đông Phi và đã ký kết giao dịch trị giá hàng tỉ đô
la với Trung Quốc về các dự án cơ sở hạ tầng. Nước này cũng đã ký một
thỏa thuận liên doanh với Trung Quốc và một công ty xây dựng Oman để tu
sửa và mở rộng cảng Bagamoyo, vì cảng chính ở Dar es Salaam bị tắc nghẽn
nghiêm trọng. Theo kế hoạch, Bagamoyo có thể xử lý hai mươi triệu
container hàng hóa mỗi năm, năng lực này sẽ biến nó trở thành cảng lớn
nhất châu Phi. Tanzania cũng có kết nối giao thông tốt trong “Hành lang
tăng trưởng nông nghiệp miền Nam của Tanzania” và đang liên kết với mười
lăm quốc gia thuộc Cộng đồng Phát triển Nam Phi. Điều này cho phép nước
này kết nối vào Hành lang Bắc Nam, các khu vực mỏ đông của DRC và
Zambia với các nhánh đường sắt phụ nối cảng Dar es Salaam với Durban và
một tuyến tiếp vận kết nối cảng Durban với Malawi.
Bất chấp những điều này, Tanzania dường như vẫn chỉ là một thế lực
hạng hai dọc vùng duyên hải phía đông. Nền kinh tế của Kenya vẫn giữ vai
trò đầu tàu trong Cộng đồng Năm quốc gia Đông Phi, chiếm khoảng 40%
GDP của khu vực. Có thể có ít đất canh tác hơn so với Tanzania, nhưng
Kenya sử dụng những gì mình có một cách hiệu quả hơn nhiều. Hệ thống
công nghiệp của Kenya cũng hiệu quả hơn, cũng như hệ thống vận chuyển
hàng hóa ra thị trường cả trong nước và quốc tế. Nếu Kenya có thể duy trì sự
ổn định chính trị, nước này sẽ nắm bắt được vận mệnh là một thế lực thống
trị khu vực trong tương lai gần và trung hạn.
Sự hiện diện của Trung Quốc cũng vươn dài sang Niger, với việc Tổng
công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc đầu tư vào mỏ dầu nhỏ trên những
cánh đồng Ténéré ở trung tâm của đất nước. Đầu tư của Trung Quốc vào