al- Bashir ngay cả khi có lệnh bắt giữ ông ta từ Tòa án Hình sự Quốc tế. Tuy
nhiên, động thái chỉ trích của phương Tây về thái độ này đã bị Bắc Kinh xếp
vào khay “chờ giải quyết”; chúng đơn giản bị coi là một trong nhiều trò chơi
quyền lực nhằm ngăn chặn Trung Quốc hoạt động kinh doanh, và là thứ đạo
đức giả nếu căn cứ trên lịch sử hành động của phương Tây ở châu Phi.
Tất cả những gì Trung Quốc muốn là dầu mỏ, khoáng sản, kim loại quý
và thị trường. Đây là một mối quan hệ có qua có lại giữa chính phủ và chính
phủ, nhưng chúng ta sẽ chứng kiến sự căng thẳng gia tăng giữa dân cư địa
phương và lực lượng công nhân Trung Quốc thường được đưa tới để hỗ trợ
các dự án lớn. Điều này đến lượt nó có thể kéo Bắc Kinh can thiệp sâu hơn
vào các vấn đề chính trị địa phương, và đòi hỏi Trung Quốc phải có một
kiểu hiện điện quân sự nhỏ nào đó ở một số nước khác nhau.
Nam Phi là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc ở châu Phi.
Hai quốc gia có một lịch sử kinh tế và chính trị lâu dài và có vị trí thuận lợi
để hợp tác với nhau. Hàng trăm công ty Trung Quốc, của cả nhà nước và tư
nhân, hiện đang hoạt động tại Durban, Johannesburg, Pretoria, Cape Town
và cảng Elizabeth.
Nền kinh tế của Nam Phi được xếp hạng lớn thứ hai trên lục địa sau
Nigeria. Nước này chắc chắn là Cường quốc ở phía nam xét về mặt kinh tế
(gấp ba lần quy mô của Angola), quân đội và dân số (53 triệu). Nam Phi
phát triển hơn nhiều quốc gia châu Phi, nhờ vị trí của nước này ở ngay cực
nam của lục địa, cùng với khả năng tiếp cận hai đại dương, tài nguyên thiên
nhiên giàu có về vàng, bạc và than, một bầu khí hậu và đất đai thuận lợi cho
sản xuất lương thực quy mô lớn.
Nhờ vị trí nằm ở cực nam, và đồng bằng duyên hải nhanh chóng đốc
lên thành vùng cao nguyên, Nam Phi là một trong số rất ít các nước châu Phi
không phải chịu nạn sốt rét, vì muỗi khó sinh sản ở đó. Điều này cho phép
thực dân châu Âu vào sâu trong đất liền xa hơn và nhanh hơn so với vùng