nhiệt đới chịu sự hoành hành bệnh sốt rét, họ định cư và bắt đầu hoạt động
công nghiệp quy mô nhỏ, dần dà phát triển thành nền kinh tế lớn nhất của
nửa phía nam châu Phi hiện nay.
Đối với hầu hết Nam Phi, việc kinh doanh của thế giới bên ngoài đồng
nghĩa là làm ăn với Pretoria, Bloemfontein và Cape Town.
Nam Phi đã sử dụng tài nguyên thiên nhiên và vị trí địa lý để ràng buộc
các nước láng giềng vào hệ thống vận của mình, có nghĩa là một tuyến vận
chuyển đường sắt và đường bộ hai chiều kéo dài từ các cảng ở Đông
London, Cape Town, cảng Elizabeth và Durban chạy dài lên phía bắc qua
Zimbabwe, Botswana, Zambia, Malawi và Tanzania, vươn xa đến tận tỉnh
Katanga của DRC và về phía đông đến Mozambique. Tuyến đường sắt mới
xây dựng của Trung Quốc từ Katanga đến vùng duyên hải Angola đã được
xây dựng để thách thức sự thống trị này và có thể lấy đi một lưu lượng vận
chuyển đáng kể từ DRC, nhưng Nam Phi dường như được tất định là sẽ duy
trì lợi thế của nó.
Trong giai đoạn phân biệt chủng tộc, ANC (Đại hội Dân tộc châu Phi)
đã hậu thuẫn cho MPLA (Phong trào Nhân dân Giải phóng) của Angola
trong cuộc chiến chống thực dân Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, niềm say mê của
một cuộc đấu tranh chung đang chuyển thành một mối quan hệ nguội lạnh
dần, mỗi bên kiểm soát đất nước của riêng mình và cạnh tranh ở cấp độ khu
vực. Angola còn phải đi một chặng đường dài mới có thể bắt kịp với Nam
Phi. Đây không phải là một cuộc đối đầu quân sự: sự thống trị của Nam Phi
gần như trọn vẹn. Nam Phi có lực lượng vũ trang lớn, được trang bị tốt, bao
gồm khoảng một trăm ngàn binh sĩ, hàng chục máy bay chiến đấu và trực
thăng tấn công, cũng như vài tàu ngầm và tàu khu trục hiện đại.
Trong thời kỳ Đế quốc Anh, việc kiểm soát Nam Phi đồng nghĩa với
việc kiểm soát mũi Hảo Vọng và nhờ đó là cả các tuyến đường biển giữa
Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Hải quân hiện đại có thể mạo hiểm xa