hơn nữa từ bờ biển phía nam châu Phi nếu họ muốn đi qua, nhưng mũi Hảo
Vọng vẫn là một mảnh bất động sản có vị trí kiểm soát trên bản đồ thế giới
và Nam Phi là một sự hiện diện uy nghi trong toàn bộ khu vực một phần ba
phía dưới lục địa này.
Xuất hiện một cuộc tranh đoạt mới đối với châu Phi trong thế ký hiện
tại, nhưng lần này nó rẽ làm hai nhánh. Trong cuộc cạnh tranh về nguồn tài
nguyên, có những mối quan tâm và sự can thiệp công khai từ bên ngoài,
đồng thời cũng có “cuộc tranh đoạt trong nội địa”, và Nam Phi có ý định
tranh giành nhanh nhất và xa nhất.
Nam Phi chiếm ưu thế trong Cộng đồng Phát triển Mười lăm quốc gia
Nam châu Phi (SADC) và đã xoay xở đạt được một ghế thường trực tại Hội
nghị Quốc tế Vùng Đại Hồ, mặc dù nó thậm chí không phải là một thành
viên của vùng này. SADC phải cạnh tranh với Cộng đồng Đông Phi (EAC)
bao gồm Burundi, Kenya, Rwanda, Uganda và Tanzania. Tanzania cũng là
một thành viên của SADC và các thành viên EAC khác tỏ ra bất mãn với
việc nước này tán tỉnh Nam Phi. Về phần mình, Nam Phi dường như xem
Tanzania là phương tiện để đạt được ảnh hưởng lớn hơn trong vùng Đại Hồ
và xa hơn nữa.
Lực lượng Quốc phòng Nam Phi có một lữ đoàn IRC chính thức đặt
dưới quyền chỉ huy của Liên Quốc, nhưng lữ đoàn này được gửi đến nơi đó
bởi những chính trị gia lão luyện nhằm đảm bảo rằng Nam Phi không bị loại
khỏi cuộc mưu lời từ chiến tranh ở đất nước giàu khoáng sản này. Điều đó
đã đưa Nam Phi vào cuộc cạnh tranh với Uganda, Burundi và Rwanda, mỗi
nước có những ý tưởng riêng về việc ai là kẻ nên chịu trách nhiệm ở DRC.
Châu Phi của quá khứ đã không có được sự lựa chọn nào - địa lý của nó
đã định hình nên nó - và sau đó người châu Âu tạo dựng nên những đường
biên giới hiện tại. Ngày nay, với dân số bùng nổ và các đại đô thị đang phát
triển, châu Phi không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc đi theo xu hướng