được thành lập năm 2007. Pháp có thể sẽ có quyền đổ bê tông ở các quốc
gia khác nhau trong vùng gọi là “châu Phi Pháp ngữ”.
Mối hiểm họa bạo lực này lan rộng tới nhiều quốc gia chính là một lời
cảnh tỉnh. Nigeria, Cameroon và Chad hiện đều đang tham gia về mặt quân
sự, và đang phối hợp với Hoa Kỳ và Pháp.
Xa hơn về phía nam, xuống đến bờ biển Đại Tây Dương, là nước sản
xuất dầu lớn thứ hai ở khu vực châu Phi Hạ Sahara: Angola. Thuộc địa cũ
này của Bồ Đào Nha là một trong những quốc gia châu Phi có biên giới địa
lý tự nhiên. Nó được bao chắn bởi Đại Tây Dương ở phía tây, bởi rừng nhiệt
đới ở phía bắc và sa mạc ở phía nam, trong khi vùng đất sỏi đá phía đông
dân cư thưa thớt đóng vai trò làm vùng đệm với DRC và Zambia.
Đa số trong 22 triệu người sống ở nửa phía tây đất nước, là nơi có
nguồn nước tưới tiêu tốt và có thể duy trì nông nghiệp; và hầu hết các mỏ
dầu của Angola nằm ngoài khơi bờ biển phía tây. Các giàn khoan ở Đại Tây
Dương chủ yếu thuộc sở hữu của các công ty Hoa Kỳ, nhưng quá nửa sản
lượng được đưa đến Trung Quốc. Điều này khiến Angola (tùy thuộc vào sự
thăng giáng đều đặn của dòng thương mại) chỉ đứng sau Á-rập Saudi trong
vai trò nhà cung cấp dầu thô lớn nhất cho Trung Quốc.
Angola cũng là một quốc gia quen thuộc với xung đột. Cuộc chiến
giành độc lập của nước này kết thúc vào năm 1975 khi người Bỏ Đào Nha
bỏ cuộc, nhưng ngay lập tức biến dạng thành một cuộc nội chiến giữa các bộ
lạc, được ngụy trang dưới vỏ bọc một cuộc nội chiến về hệ tư tưởng. Nga và
Cuba ủng hộ “những người xã hội chủ nghĩa”, Hoa Kỳ và quốc gia phân biệt
chủng tộc Nam Phi chống lưng cho “quân phiến loạn”. Hầu hết những người
xã hội chủ nghĩa của MPLA (Phong trào Nhân dân Giải phóng Angola) đều
đến từ bộ lạc Mbundu, trong khi chiến sĩ phe phiến loạn chủ yếu đến từ hai
bộ lạc lớn khác, Bakongo và Ovimbundu. Vỏ ngụy trang chính trị của họ là
FNLA (Mặt trận Giải phóng quốc gia Angola) và UNITA (Liên minh Quốc