bộ tộc Saud và Hashemite thường xuyên gây chiến với nhau, nên việc này
có chút rắc rối. Vì vậy, London lại phủi bụi tấm bản đồ, vẽ thêm một vài
đường kẻ mới và thông báo rằng thủ lĩnh của bộ tộc Saud có thể cai trị trên
khu vực này, trong khi thủ lĩnh của Hashemite cai trị một khu vực khác, mặc
dù mỗi khu vực đều sẽ “cần” một khâm sứ Anh để trông coi tất cả. Vị thủ
lĩnh bộ tộc Saudi cuối cùng đã đặt tên cho lãnh thổ của mình bằng cách gọi
theo tên của chính bộ tộc, vì thế chúng ta biết đến khu vực này dưới tên Ả-
rập Saudi - một địa danh mà phép so sánh tương đương thô thiển sẽ là lấy
tên “Windsorland“ đặt cho nước Anh.
Người Anh, vốn khắt khe về mặt quản trị, đặt tên cho khu vực còn lại là
“Transjordan”, viết tắt của “phía bên kia sông Jordan“. Một thị trấn nhỏ bụi
bặm tên là Amman trở thành thủ đô của Transjordan, và khi người Anh trở
về nhà vào năm 1948, tên gọi của quốc gia này được đổi thành Jordan.
Nhưng người Hashemite không phải đến từ miền Amman: họ nguyên là một
phần của bộ tộc Qureshi hùng mạnh đến từ vùng Mecca, và những cư dân
bản địa hầu hết là người Bedouin. Đa số dân cư hiện nay là người Palestine:
khi người Israel chiếm đóng bờ Tây (West Bank) năm 1967, nhiều người
Palestine đã chạy trốn sang Jordan, đây là nhà nước Ả-rập duy nhất cấp cho
họ quyền công dân. Trong tình huống hiện nay, đa số trong 6,7 triệu công
dân của Jordan là người Palestine, nhiều người trong số họ không coi mình
là những thần dân trung thành của nhà cai trị Flashemite hiện tại, vua
Abdullah. Thêm vào vấn đề này, một triệu dân tị nạn Iraq và Syria mà
Jordan đã thu nhận chính là nhóm dân cư đang đặt ra một tình trạng căng
thẳng rất lớn đối với các nguồn lực cực kỳ hạn chế của nước này. Những
thay đổi như vậy đối với nhân khẩu học của một quốc gia có thể gây ra
những vấn đề nghiêm trọng, và không nơi nào điều đó xảy ra nhiều hơn ở
Lebanon. Cho đến thế kỷ 20, người Ả-rập trong khu vực đã coi dải đất giữa
vùng núi non và biển cả của Lebanon chỉ đơn thuần là một tỉnh của Syria.
Người Pháp, kẻ vớ được nó vào tay từ sau Thế chiến I, lại nhìn sự việc theo
cách khác.