tộc này có được những gì họ muốn, họ sẽ quay lưng lại với các phần tử
thánh chiến, đặc biệt là những người ngoài. Thứ hai, các phần tử thánh chiến
đã chứng tỏ rằng họ không có lòng nhân từ đối với bất cứ ai chống đối họ và
việc không theo đức tin Sunni cũng giống như một bản án tử hình. Vì vậy,
tất cả những tín đồ Hồi giáo không theo phái Sunni và tất cả các nhóm thiểu
số khác tại Iraq như dân Kitô giáo, dân Chaldea, Yazidi và những nhóm
khác, cũng như hàng chục quốc gia phương Tây và Hồi giáo, đều chống lại
họ.
Nhóm dân Sunni ở Iraq không thuộc phe thánh chiến đang ở trong một
tình thế khó khăn. Trong trường hợp Iraq bị chia cắt hoặc thành lập liên
bang hợp pháp, họ đều bị mắc kẹt ở giữa, bị dải cát bao vây trong một khu
vực được gọi là Tam giác Sunni, với ba góc được định vị đại khái ở phía
đông Baghdad, phía tây Ramadi và phía bắc Tikrit. Người Sunni sống ở đây
thường có nhiều điểm chung với các bộ lạc họ hàng của mình ở Syria hơn là
dân Kurd ở phía Bắc hoặc dân Shia ở phía nam.
Bên trong tam giác này không có đủ sự đa dạng về kinh tế để duy trì sự
tồn tại của một thực thể Sunni. Lịch sử đã trao các mỏ dầu cho “lraq”, nhưng
sự phân chia de facto (trên thực tế) của đất nước lại có nghĩa là dầu hầu hết
nằm ở các khu vực người Kurd và người Shia; và nếu không có một Iraq
hùng mạnh, thống nhất, thì lợi nhuận từ dầu sẽ chảy trở lại nơi dầu được
phát hiện. Người Sunni không thể kiểm soát được các vùng đất của người
Kurd, các thành phố phía nam Baghdad như Najaf và Karbala có dân số Shia
áp đảo, và các cảng Basra và Umm Qasr nằm cách xa lãnh thổ Sunni. Thế
lưỡng nan này khiến cho người Sunni phải chiến đấu để giành được một
phần bình đẳng trong một đất nước mà họ từng cai trị, đôi khi đùa giỡn với ý
tưởng ly khai, nhưng họ biết rằng tương lai của họ có lẽ sẽ không có nhiều
thứ để mà tự cai trị.
Trong trường hợp phân ly, người Shia có vị trí đắc địa nhất để tận dụng
lợi thế. Khu vực họ chiếm ưu thế có mỏ dâu, 35 dặm đường bờ biển, thủy lộ