Phong trào Hồi giáo cũng sôi sục ở ]ordan, đặc biệt tại thị trấn Zarqa,
nằm ở đông bắc về phía biên giới Syria và Iraq, nơi cư trú của một số trong
mấy ngàn người ủng hộ các nhóm như Al-Qaeda và IS. Các nhà chức trách
lo ngại một nhóm thánh chiến ở Iraq hoặc Syria đang ồ ạt băng qua đường
biên giới mong manh hiện tại và tiến vào Jordan. Quân đội Jordan do Anh
huấn luyện được coi là một trong những lực lượng mạnh nhất Trung Đông,
nhưng nó có thể gặp khó khăn khi dân Hồi Giáo địa phương và các chiến
binh thánh chiến nước ngoài áp dụng chiến tranh du kích trên đường phố.
Nếu những người Palestine tại Jordan từ chối bảo vệ đất nước, sẽ không
phải là thiếu thực tế khi tin rằng Jordan sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn mà
chúng ta đang chứng kiến tại Syria. Đây chính là điều cuối cùng mà các nhà
cai trị Hashemite mong muốn - và cũng là điều cuối cùng mà người Israel
mong muốn.
Trận chiến vì tương lai của Trung Đông Ả-rập phần nào đã khiến cho
cuộc đấu tranh giữa Israel và Ả-rập trở nên nổi bật. Việc chuyên chú vào vấn
đề Israel/ Palestine đôi khi trở lại, nhưng sau cùng, tầm quan trọng của
những sự kiện đang diễn tiến ở nơi khác đã khiến một số nhà quan sát hiểu
rằng các vấn đề của khu vực không đặt nặng vào sự tồn tại của Israel. Đó là
một luận điệu dối trá của những nhà độc tài Ả-rập nhằm làm cho dư luận bị
lái khỏi sự tàn bạo của chính họ, và nó đã được nhiều người dân trong khu
vực và những kẻ ngu xuẩn nhưng hữu ích của họ ở phương Tây tin theo.
Tuy nhiên, thảm họa chung của Israel/Palestine vẫn tiếp diễn, và nỗi ám ảnh
đối với mảnh đất nhỏ bé này mạnh mẽ đến mức một lần nữa nó có thể bị
một số người coi là cuộc xung đột căng thẳng nhất trên thế giới.
Đế chế Ottoman đã từng coi khu vực phía tây sông Jordan đến bờ biển
Địa Trung Hải như là một phần của vùng đất Syria. Họ gọi nó là Filistina.
Sau Thế chiến I, dưới hiệu lực của Lệnh ủy quyền cho nước Anh (Bristish
Mandate), vùng đất này trở thành quốc gia Palestine.