Mỹ Latinh, đặc biệt là phần phía nam của nó, là bằng chứng cho thấy
bạn có thể đưa kiến thức và công nghệ của Cựu Thế giới đến Tân Thế giới,
nhưng nếu địa lý chống lại bạn, bạn sẽ chỉ đạt được sự thành công hạn chế,
nhất là nếu bạn hiểu sai về chính trị. Cũng như địa lý của Hoa Kỳ giúp nó
trở thành một thế lực vĩ đại, địa lý của hai mươi quốc gia miền Nam châu
Mỹ lại giữ cho không một nước nào trong số đó có thể nối dậy thách thức
người khổng lồ Bắc Mỹ trong thế kỷ này, hay có thể liên kết với nhau để
chung sức thực hiện điều đó.
Những hạn chế của địa lý châu Mỹ Latinh đã bị làm cho tồi tệ thêm
ngay từ ngày đầu hình thành các quốc gia dân tộc nơi đây. Lại Hoa Kỳ, ngay
sau khi tước đoạt được đất đai từ cư dân bản xứ, phần lớn chúng được bán
hoặc trao cho các chủ đất nhỏ. Ngược lại, nền văn hóa Cựu Thế giới với
những chủ đất quyền uy cùng đám nông nô được áp đặt lên châu Mỹ Latinh,
dẫn đến sự bất bình đẳng. Ngoài ra, dân định cư châu Âu đưa đến một vấn
đề địa lý khác mà cho đến nay vẫn kìm hãm các nước Mỹ Latinh, khiến họ
không thể phát triển được đầy đủ tiềm năng của mình: dân định cư chỉ sống
gần vùng duyên hải, đặc biệt là (như chúng ta đã thấy ở châu Phi) ở những
vùng nội địa bị muỗi và bệnh tật hoành hành. Do đó, thường là thủ đô, chỉ
nằm bên bờ biển, và các tuyến đường được xây dựng nối các vùng nội địa
với thủ đô, nhưng không nối các vùng nội địa với nhau.
Trong một số trường hợp, ví dụ ở Peru và Argentina, khu vực đô thị
của thủ đô chiếm hơn 30% dân số của đất nước. Các nước thực dân tập trung
vào việc mang của cải ra khỏi mỗi vùng, đưa đến bờ biển và đưa vào thị
trường quốc tế. Thậm chí sau khi giành độc lập, giới tinh hoa ở vùng duyên
hải chủ yếu là dân châu Âu vẫn không đầu tư vào sâu trong nội địa, và các
trung tâm dân cư trong nội địa vẫn kết nối với nhau rất kém.
Vào đầu những năm 2010, một điều đã thành cái mốt trong số nhiều
nhà lãnh đạo kinh doanh, các giáo sư và chuyên gia phân tích trên báo chí là
say sưa tranh luận rằng thế giới đã bước vào buổi bình minh của “thập niên