Với việc Iceland, Nauy, Anh và Ý (tất cả thành viên sáng lập NATO) đã
trao cho Hoa Kỳ quyền truy cập và các quyền hạn khác đối với các căn cứ
của họ, hiện nay Hoa Kỳ đã thống trị Bắc Đại Tây Dương và Địa Trung Hải
cũng như Thái Bình Dương. Năm 1951, Hoa Kỳ bành trướng sự thống trị
của mình xuống phía nam bằng cách thành lập một liên minh với Úc và New
Zealand, đồng thời cũng hướng lên phía bắc sau Chiến tranh Triều Tiên
những năm 1950-1953.
Giờ đây có hai tấm bản đồ Hoa Kỳ: một bản đồ quen thuộc trải dài theo
đường chéo từ Seattle trên bờ Thái Bình Dương xuống đến mũi đất dài hình
cán chảo trên biển Sargasso, và một bản đồ thể hiện dấu vết quyền lực địa
chính trị của Hoa Kỳ. Tấm bản đồ thứ hai này cho thấy các căn cứ, hải cảng
và đường băng - những thứ có thực mà bạn có thể đánh dấu trên mặt giấy.
Nhưng đồng thời đó cũng là một bản đồ khái niệm, một bản đồ cho ta biết
rằng trong trường hợp sự kiện A xảy ra ở khu vực P, quốc gia C có thể đứng
về phe của Hoa Kỳ, và ngược lại. Nếu một thế lực lớn muốn chơi một ván
tại bất cứ nơi nào trên thế giới, kẻ đó nên biết rằng họ định chơi thì Hoa Kỳ
luôn có thể có sẵn một tay chân ở đó để đương đầu với họ. Một siêu cường
đã xuất hiện. Trong những năm 1960 thất bại tại Việt Nam đã hủy hoại sự tự
tin của Hoa Kỳ, và khiến họ thận trọng hơn trong việc can dự ở nước ngoài.
Tuy nhiên, trên thực tế thì một thất bại cũng không làm thay đổi căn bản
chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ.
Hiện tại, thách thức đối với quyền bá chủ của Hoa Kỳ chỉ xuất hiện từ
ba khu vực: một châu Âu thống nhất, Nga và Trung Quốc. Cả ba sẽ phát
triển mạnh mẽ hơn, nhưng hai trong số đó sẽ đạt đến giới hạn của họ.
Giấc mơ của một số người châu Âu về một Liên minh châu Âu “ngày
càng gần gũi hơn“ cùng với một chính sách đối ngoại và quốc phòng chung
đang chết dần trước mắt chúng ta. Thậm chí nếu viễn cảnh đó không xảy ra,
châu Âu cũng đã chi quá ít vào quốc phòng đến mức họ sớm muộn cũng
phải phụ thuộc vào sự bảo hộ của Hoa Kỳ. Đợt suy sụp kinh tế năm 2008 đã