ĐỨC KHỔNG TỬ
(550–497 TTL)
S
ự trung thành, lòng độ lượng, nhân ái, tinh thần chu toàn trách nhiệm,
sự tế nhị, điều độ, liêm khiết, với một chính thể cai trị ôn hoà trong một xã
hội vàng son. “Đừng làm cho người khác những gì mà ta không thích cho
chính bản thân ta”, Đó là những nguyên tắc căn bản của Khổng giáo, một
quy luật đạo đức đã chỉ đạo linh hồn Trung Quốc biết bao thế kỷ nay, Đức
Khổng Tử, bậc đại hiền triết, bậc thánh, nhà cải cách mà sự thông thái và
đức hạnh của ông đã khai sáng cho một phong trào mới. Ông chết 6 thế kỷ
trước Thiên Chúa, nhưng công nghiệp của ông vẫn còn sống mãi với thời
gian.
Tháng Hai năm 1917, một cuộc tranh luận gay cấn và thú vị xảy ra tại
Quốc Hội Trung Quốc. Năm năm trước đó, khi Hoàng Đế Trung Hoa thoái
vị và Trung Quốc trở thành một nước Cộng Hoà thì Khổng giáo đã được
xem như một quốc giáo hơn hai ngàn năm, nhưng ảnh hưởng đã bị mất dần.
Ngày nay Khổng giáo lại được đề nghị phục hồi và thêm vào đó, Khổng Tử
được tôn làm vị Thánh của Trung Quốc.
Mặc dù với sự nhiệt thành của số đông học giả trong giới chánh khách,
đề nghị trên vẫn không được chấp thuận, nhưng sự kiện đó cũng chứng tỏ
ảnh hưởng sâu đậm của bậc đại hiền triết vẫn còn đè nặng tâm trí người
Trung Hoa. Sức mạnh của sự việc đó được tăng gấp đôi khi nhớ rằng, qua
bao nhiêu thời đại, Khổng Tử đã được dân chúng Trung Hoa tôn thờ, xem
như thần thánh, nhưng trước đó, ông chưa bao giờ được xem như vị thần
thánh. Ý nghĩ thần thánh có lẽ hơi khôi hài đối với ông một chút vì trong tất
cả các hiền triết thời xưa thì Khổng Tử lại là người ít có tín ngưỡng nhất.