triển phong phú của nó, nên Halley đốc thúc Newton nên viết ra một bài
khái luận có hệ thống về vấn đề này.
Bài khái luận đó được gọi là De Motu Corporum, nhưng những khám
phá đó được giải thích đầy đủ hơn trong tác phẩm lớn Nguyên tắc toán học
trong vật lý học (Philosophiae Naturalis Principia Mathematica) xuất bản
năm 1687.
Năm 1666, như chúng ta đã biết Newton có những khái niệm đầu tiên về
trọng lực và làm những tính toán sơ khởi, ông biết rằng, ngay cả khi suy
luận từ định luật thứ ba của Kepler, cho rằng nếu mặt trăng bị kiềm giữ
trong một quỹ đạo xoay tròn do một hấp lực điều khiển từ trung tâm quả
địa cầu thì hấp lực đó phải theo tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách
giữa mặt trăng và trái đất.
Năm 1679, trong khi cùng tham khảo với Hook; Newton đã tìm ra được
cách tính quỹ đạo của một vật thể chuyển động dưới một động lực phát từ
tâm điểm; và ông cho biết rằng nếu hấp lực đó thay đổi như bình phương
nghịch đảo, thì quỹ đạo sẽ là một hình bầu dục với trung tâm của hấp lực
đó ở trong một tâm điểm.
Và rồi, năm 1684, ông đã vượt qua được một trở ngại chính để quy định
nên một lý thuyết về trọng lực, trở ngại đó là không thể nào tính được kích
thước của mặt trời và mặt trăng vì chúng cách xa trái đất dịu vợi. Bây giờ
Newton chứng minh rằng mỗi phần tử đều thu hút những phần tử khác với
một hấp lực tỉ lệ nghịch với bình phương của khoảng cách giữa chúng. Sự
thật, hấp lực hút giữa hai cầu thể bằng nhau nếu mỗi cầu thể giảm đi thành
kích thước của trung tâm điểm. Những tính toán không có vẻ phỏng đoán
nữa nhưng có thể trở nên xác đáng và lần này, Newton dùng cách tính
chính xác của Picard đo chiều dài của vĩ độ, và sự nghiên cứu của ông đã
đưa đến một kết luận thành công.
Ông đã thiết lập nên một định luật về trọng lực; ông đã tìm ra nguyên tắc
đã điều khiển sự tồn tại và chuyển động của vũ trụ.