lực. Dĩ nhiên ngày nay dân chúng có vẻ nghi ngờ câu chuyện giản dị này,
nhưng cô cháu gái của Newton là bà Conduitt, người đã kể câu chuyện này
cho Voltaire một danh nhân Pháp, thì không thể có chuyện bịa đặt ra được.
Tuy nhiên, thời bấy giờ, cố gắng đầu tiên của ông là giải thích những
chuyển động của mặt trăng và các hành tinh bằng những phương thức của
định luật đang hình thành trong trí ông. Sự cố gắng này không hoàn toàn
thành công, vì với sự phỏng đoán thông thường về chiều dài của vĩ độ mà
Newton dùng để tính bán kính của quả địa cầu thì quá sai và ông tìm ra
được sự tương phản giữa lý thuyết và sức mạnh thật của trọng lực.
Năm 1667, Newton trở về Cambridge, và cũng năm đó, ông được bầu
vào Hội Ái Hữu của Đại học Trinity. Những năm kế tiếp, ông để hết mình
vào công việc nghiên cứu về kính, phần chính gồm có sự khảo sát về bản
chất của ánh sáng và sự thành lập của ống kính viễn vọng. Năm 1668, ông
chế ra ống kính viễn vọng phản xạ đầu tiên, đó là dụng cụ dài tới 15 phân
với một lỗ hỏng tới 2 phân rưỡi. Với dụng cụ này, ông có thể nhìn thấy
những vệ tinh của sao Mộc. Về sau, hình dáng của ống viễn kính cũng
được chế ra theo kiểu đó và tiến đến một trình độ hoàn mỹ nhờ sự nghiên
cứu của ông William Herschel và quận công Rosse.
Năm 1669, Barrow, giáo sư toán học tại Trinity từ chức, và Newton được
cử vào chức vụ này. Tháng Giêng, 1671, ông được bầu làm hội viên Học
Hội Hoàng Gia vì ông đã nổi tiếng qua ống kính viễn vọng phản xạ của
ông. Tài liệu đầu tiên mà ông đã đóng góp cho hội đoàn liên quan đến
quang học và với những thí nghiệm đặc biệt mà ông mua tại hội chợ
Stourbridge năm 1666 là khối lăng trụ. Tài liệu này gây tranh luận khá sôi
nổi lúc bấy giờ, đặc biệt về vấn đề sự tán sắc và phân biệt các màu khác
nhau của quang phổ, những màu sắc mà chúng ta thường thấy trong móng
trời (cầu vòng). Newton nghĩ rằng chiều dài của quang phổ được tạo ra ở
một khoảng cách lăng trụ, thì với các lăng trụ ở hình thể nào có những góc
cạnh khiến các tia sáng đối chiếu khác nhau. (Sự khám phá này mà Newton
đã giữ suốt đời khiến ông sai lầm, nhưng nhầm lẫn to tát này đã giúp ông
trong việc nghiên cứu. Với lý thuyết về lăng trụ, Newton nhất định là