« NHẤT BIẾN » HAY « BẤT BIẾN » ?
Dân ta thường thường cũng hay dùng những công thức đơn giản của
một triết lý phổ biến để răn dạy người đời, coi như những châm ngôn
khuôn mẫu cho sự làm việc.
Thí dụ muốn khuyên bảo người khác phải biết tùy thời, tùy tình hình
mà làm việc, nói « Dĩ bất biến ứng vạn biến », nghĩa là lấy cái không thay
đổi để ứng phó với tất cả những cái thay đổi. Cái « không thay đổi » ấy là
cái nguyên tắc hay định luật xã hội.
Thí dụ ta thấy hai người hàng xóm đánh lộn nhau. Đánh lộn nhau là
điều biến. Ta lấy gì để khuyên ngăn ? Nếu chỉ biết lấy người này phải,
người kia trái để cho hai bên hiểu nhau, rồi dàn hòa hai người cãi lộn, cũng
là một phương pháp. Song như thế, chưa phải là cách giải quyết tốt, giải
quyết tận gốc. Muốn giải quyết tận gốc, phải làm cho hai bên thấu hiểu
được sự quan trọng của tình lân lý. Đoàn kết lân lý là một nguyên tắc để
sống chung với nhau. Có hiểu rõ được nguyên tắc ấy thì từ sau trở đi mới
có thái độ nhân nhượng nhau, giúp đỡ nhau và tránh được những vụ va
chạm khác có thể lớn hơn.
Tất cả mọi việc đều theo phương châm ấy, gọi là « dĩ bất biến ứng vạn
biến ».
Song cũng có người nói : Không phải bất biến mà là nhất biến (dĩ nhất
biến ứng vạn biến) và giải thích như sau : lấy một biến cố làm khuôn mẫu
mà giải quyết ngàn vạn biến cố khác, nghĩa là phải biết rút kinh nghiệm
việc này để thu xếp, lo lắng cho việc khác.
Hiểu theo nghĩa ấy, chỉ là một lối hiểu suy diễn, chớ không đúng sự
thật. Rút kinh nghiệm là việc đúng, tất nhiên ; song không thể rút kinh
nghiệm ở một việc mà giải quyết được tất cả mọi việc khác.
Ta không thể rút kinh nghiệm trong việc hớt tóc mà giải quyết được
việc may quần áo ; song ta có thể lấy nguyên tắc về sự cân đối trong cái