NÓI CÓ SÁCH - Trang 114

bí ẩn, siêu hình, khó hiểu, mà nó phải làm thế nào cho công tác văn nghệ
gắn bó với quảng đại quần chúng như bóng với hình. Nó phải phản ánh
được nguyện vọng của quần chúng, hành động của quần chúng, nói lên
được lời nói của quần chúng, tư tưởng của quần chúng.

Đại chúng hóa là một phương châm của văn nghệ và ngược lại, chỉ với

một tác phẩm quần chúng, tác giả của nó mới ghi lại được tên tuổi với sử
xanh.

Kim Vân Kiều, Nhị Độ Mai, Lục Vân Tiên… là những tác phẩm mang

theo tính chất quần chúng. Nếu đem so sánh những áng văn chương ấy với
những loại thơ nhất thời của Xuân Diệu, Huy Cận, Xuân Xanh… chẳng hạn
thì ta thấy ngay giá trị và sự quan trọng của phương châm quần chúng trong
văn nghệ.

Có đại chúng hóa thì mới được quần chúng ủng hộ (hay có tác dụng

với quần chúng) và mới có giá trị thực sự.

Song, có đại chúng phải có khoa học hóa, nghĩa là phải dìu dắt quần

chúng và cùng quần chúng tiến lên, tùy theo trình độ hiểu biết của quần
chúng.

Văn nghệ phẩm Châu Âu không thể làm mẫu mực cho Châu Á, Châu

Phi và văn nghệ phẩm Châu Á, Châu Phi cũng không thể hy vọng phổ cập
trong các nước đã có một trình độ kiến thức và kỹ nghệ cao.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.