THẾ NÀO LÀ MỘT NỀN VĂN HỌC NGHỆ
THUẬT DÂN TỘC, KHOA HỌC VÀ ĐẠI
CHÚNG ?
Thường thường, trong các chương trình hoạt động của ngành văn hóa,
xã hội, ta hay được nghe nói đến các danh từ dân tộc hóa, khoa học hoá và
đại chúng hóa.
Vậy thế nào là một nền văn nghệ dân tộc ?
Văn nghệ dân tộc có hai đặc tính :
1) Phát huy mọi tính chất riêng biệt của dân tộc, chống tất cả những
ảnh
hưởng ngoại lai thô kệch, không phù hợp với nếp sống cổ truyền của
dân tộc.
2) Vì độc lập dân tộc và phục hưng xứ sở mà cổ võ hay đấu tranh.
Có người nói rằng nếu cứ khư khư giữ mãi dân tộc tính thì có thể sa
vào hố bảo thủ. Ngày xưa, cụ Nguyễn Văn Tố khư khư giữ cái búi tóc, phải
đâu là một hành động tiến bộ ? Mà ngày nay cái lối khăn đóng áo dài (như
dưới thời Ngô Đình Diệm mỗi khi có đại lễ) cũng chẳng phải còn là vấn đề
đẹp mắt nữa. (Mà khốn thay khăn đóng áo dài lại đi đôi giày tây, nó ngô
nghê biết chừng nào !).
Đồng ý ta phải bảo vệ tính chất riêng biệt của dân tộc, song trong
những tính chất riêng biệt ấy vẫn có những cái tiến bộ hay đời đời và những
cái lạc hậu cần hủy diệt. Những cái gì phù hợp cần được phát huy và những
cái gì lạc hậu cần phải xóa bỏ.
Đối với chúng ta, điều rất khó là ở chỗ cái gì tiến bộ, cái gì lạc hậu ? ?
Lấy tiêu chuẩn nào để quyết định ? Có những vấn đề người này nói cần
phải duy trì, trong khi những người khác lại bảo là lạc hậu, và ngược lại.