NÓI CÓ SÁCH - Trang 144

TỪ PHÒNG GIAN BẢO MẬT ĐẾN BẢO

QUẢN, BẢO TRỌNG

Danh từ « phòng gian bảo mật » mà các ông thông tin, tuyên truyền

đưa ra dưới thời Ngô Đình Diệm là một danh từ mà kháng chiến chống
Pháp dùng đã lâu, không mới gì. Vì muốn làm cho ra vẻ mới đặc biệt, có
một lúc người ta thay ra là « phòng gian bảo vật », nhưng gian sánh với vật
thì không đắt. Bảo vật là của quí, vật báu đưa vào thành ngữ nói trên rất vô
nghĩa lý. Phải nói là phòng gian bảo mật mới đúng. Phòng gian bảo mật là
giữ gìn những điều bí mặt của tổ chức, cơ quan, bí mật của quân đội, quốc
gia chẳng hạn. Thí dụ : công chức quân nhân có nhiệm vụ phòng gian bảo
mật, để đập tan âm mưu dò xét của địch trà trộn vào hàng ngũ ta.

Cũng nhân chữ này, có người đã dùng chữ « bảo quản » để khuyên

người ta phòng gian, giữ mật như sau : « Chúng ta phải bảo quản quân gian
và nên đi trình ngay nhà chức trách mỗi khi bắt được chúng quả tang phạm
pháp ».

Bảo quan quân gian ? Không còn gì vô nghĩa hơn. Bảo quản là hai chữ

bảo và quản ghép lại với nhau, nghĩa là bảo vệ và quản lý, nhưng không ai
nói bảo quản một cái bí mật, bảo quản quân gian. Chữ bảo quản thường
dùng với những sự vật cụ thể hữu hình. Thí dụ : Anh X… được tổ chức
quyết định giao cho nhiệm vụ bảo quản các đạn dược chôn giấu ở chân núi
Tai Mèo.

Bảo, trong « phòng gian bảo mật » cũng như trong danh từ « bảo quản

» có nghĩa là bảo vệ, giữ gìn : bảo mệnh là giữ gìn đời sống ; bảo tàng là cơ
quan giữ gìn các di tích lịch sử ; bảo thủ là giữ những tư tưởng cũ ; bảo
toàn là giữ cho tròn vẹn không để tổn thất, giữ sao cho hoàn toàn. Thí dụ :
bảo toàn sức khỏe, bảo toàn danh dự.

Bảo trợ, cũng như yểm trợ, cũng có nghĩa là giữ gìn nhưng ngoài ra

còn có ý che chở. Thí dụ : cuộc diễn xuất này đặt dưới sự bảo trợ của bộ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.