NÓI CÓ SÁCH - Trang 16

THƯ THAY LỜI TỰA

Kính anh Vũ-Bằng,

Ngôn-ngữ-sử của dân tộc chúng ta vướng đôi điều bất hạnh : là ai

muốn viết làm sao thì viết, ai muốn ghép chữ cách nào tuỳ ý – chẳng hạn
như « lành-mạnh-hoá » (vì theo tôi chữ
hoá chỉ có thể để sau một số tĩnh từ
hán-việt mà thôi, như « phong-phú-hoá », « giản-dị-hoá »…) ai muốn bắt
chước ai cũng được ! Những người như Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Kế Bính,
Phạm Duy Tốn… trước đây và Nguyễn Tuân, Nguyễn Ngọc… ngày nay đều
là những người có một bút pháp hẳn hòi không dễ gì tác giả đem dạy thiên
hạ mà cũng không dễ gì muốn học mà nên – thượng số là chịu một mẩu ảnh
hưởng. Nói rộng ra, khi đã hoá nhập hoá thể với văn chương rồi thì André
Malraux viết
La condition humaine hay Jean-Paul Sartre viết văn độc thoại
nội tâm rồi để
adjectif possessif in chữ nghiêng để chứa ý của một yếu lý
hiện sinh, hay như Gertrude Stein, Samuel Beckett, Clézio… viết không…
kể
văn phạm cổ điển nữa – văn của họ có nhạc tính riêng, nếp hành văn
riêng. Họ không tuyệt đối theo công thức cổ nhân để lại, mà vẫn hay.

Chứ còn những người mới cầm bút !…

Và một khi mà ngôn ngữ chưa điển chế và thống nhất, thì lại có thêm

một điều rắc rối nữa : chẳng hạn như chỉ riêng một chữ êire trong triết học,
mà có đến mấy chữ
việt để diễn : nào là bản-thể, nào là yếu-tính, nào là
hữu-thể, nào là vật-thể, nào là hiện-hữu-thể – năm người dùng năm danh
từ để diễn
một ý, hay là năm người để một danh từ trong một văn mạch hay
năm văn mạch (contexte) khác nhau… để cho ai nấy có thể điên cái đầu !

Thưa Anh, chỉ khổ cho người đọc và người học – mà đã là người đọc

người học thì ai cũng vì lòng tự ái mà phải giấu sự… không hiểu của mình
đi chứ ! Xin thưa thực với Anh rằng cách đây gần hai chục năm, tôi đọc
cuốn
Triết lý đã đi đến đâu của ông Trần Đức Thảo – lúc ấy ông chưa về

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.