Hà-nội – tôi đọc đủ hai lần mà chẳng hiểu ông muốn nói gì, rồi phải đi tìm
bản pháp văn để đọc coi đầu đuôi ra sao !
Có khổ chưa, anh Vũ Bằng !
Một chữ, nó có cái nghĩa quán lệ, dù có là… chướng, thì cũng đã qua
bao nhiêu miệng con người trong không-thời-gian rồi, thiên hạ phải chấp
nhận ; nó còn có cái nghĩa mà văn mạch (contexte), lớn hay nhỏ, gán cho
nó ; nhưng nói gì thì nói, cái nghĩa nó ở trong từ điển phải là chính xác.
Nói một cách khác : có dùng là dùng cái nghĩa đó, có gán nghĩa là gán cái
nghĩa đó trước – sai một ly đi một dặm, cái ý niệm (idée-concept) mà chữ
nó chứa nếu không ăn khớp với ý chủ quan, người dùng nó (hay người đọc)
có thể dẫn thiên hạ đi xa – dám đến chỗ có nước mắt chan hoà kia đấy,
thưa anh, thật không phải là nói ngoa ! Cái câu của Hé-gel « Tout ce qui
est réel est rationnel, tout ce qui est rationnel est réel », mà tôi thường thấy
diễn ra là : cái gì thực tại là duy lý, cái gì duy lý là thực tại, thì thật là dùng
chữ quán lệ ngoài ý Hégel ! Có dịp tôi sẽ xin trở lại… (Tôi nghe nói trên
giấy tờ ngoại giao quốc tế có một bản chữ pháp : hễ có tranh tụng thì đem
nó ra mà đối chiếu ! Có lẽ pháp ngữ nó chính xác, nó nhiều « nuance »
chính xác hay sao ấy chứ !)
Thưa Anh,
Bề nào, thời chúng ta cũng ở vào thời loạn về xã hội – cái loạn ấy gây
ra các thứ mất-thứ-tự khác, riết rồi nó thành ra một tình trạng mà
Emmanuel Mounier là một « giáo tổ » về thuyết nhân-vị gọi là désordre
établi. Giữa lúc ấy thì ngôn-ngữ-sử đòi hỏi sự có mặt của những nhà điển
chế : tôi nghĩ rằng nếu có một đoàn thể văn học nó giống giống như một
cái viện hàn lâm chẳng hạn bên Pháp để mà lập nên một số hội đồng giám
khảo lo về một số phương diện của vấn đề, thì những người như anh, như
các anh phải là người có vị trí ở trỏng : anh đã có nửa thế kỷ « tắm » trong
văn thơ ; anh đã sống qua những « nếp » hưng vong của lịch sử và đã
chứng kiến những biến thiên của văn học nói chung từ Thăng Long đến
Bến Nghé ; anh lại đã làm cái việc mà riêng tôi tôi gọi là vượt biên giới