NÓI CÓ SÁCH - Trang 39

TẠI SAO CÓ DANH TỪ ĐỆ TAM ĐẾ QUỐC,

ĐỆ TỨ CỘNG HÒA ?

I. Đệ tam đế quốc là một danh từ mà Hitler tự gán cho nước Đức trong

đại chiến thứ nhì (3e Reich). Thời ấy, định nghĩa Đế quốc chỉ là một nước
hùng mạnh, có nhiều nước khác thần phục. Nó cũng tương tự như « nghiệp
bá » thời Đông Châu Liệt Quốc, chớ chưa có qui định dứt khoát như ngày
nay.

Hitler muốn đề cao tinh thần dân tộc Nhật Nhĩ Man, một dân tộc đã

từng có những thành tích hiển hách ở Châu Âu từ thời thượng cổ và hiện
nay là dòng giống chính thống ở Đức. Với ý định ấy, Hitler hy vọng xách
động được tính tự cường của dân tộc Đức lao đầu vào con đường chiến
tranh xâm lược.

Theo Hitler, Đệ nhất Đế Quốc là Đế Quốc La Mã. Cựu Đức-ý-chí Đế

Quốc là Đệ nhị Đế Quốc. Đệ nhất và Đệ nhị Đế Quốc đều do dòng giống
Nhật Nhĩ Man xây dựng. Ngày nay, Đệ Tam Đế Quốc cũng phải là Đế
Quốc của tất cả những người Nhật Nhĩ Man họp lại và lập nên. Lịch sử sẽ
chứng minh như thế và chỉ có thế mới là kẻ thừa kế xứng đáng của dòng
giống Nhật Nhĩ Man.

II. Đệ tứ Cộng Hòa (4e République) là nền Cộng Hòa lần thứ tư ở

nước Pháp, sau đại chiến thứ nhì, tức sau thời kỳ đã đánh bại phát xít Đức,
tái lập quyền độc lập cho nước Pháp.

Theo lịch sử Pháp thì cho tới 1945, nước Pháp đã có ba nền Cộng

Hòa. Sở dĩ như vậy là vì sau cuộc cách mạng tư sản dân chủ Pháp (1789)
nước Pháp bị hai lần có mưu đồ lập lại chế độ quân chủ.

Nước Pháp tuyên bố thành lập Cộng Hòa Quốc (sau này gọi là Đệ

Nhất Cộng Hòa) từ 1792, tức sau cách mạng 1789 và họp xong Quốc Dân
Đại Hội.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.