PHẢN CHỦ ĐẦU TRÂU
Không phải chỉ người Bắc mới nói « trại » (chệch) như tôi đã nêu thí
dụ ở đầu cuốn sách này. Người Trung, người Nam cũng có thể nói trại như
người Bắc.
Ở Bắc, những thành ngữ « Dán bùa luồn kèo » đã biến thành « dán
bùa lồn mèo » trong miệng một số nông dân, cũng như thành ngữ « Bồ dục
chấm nước cáy » đã biến thành « dùi đục chấm mắm cáy ».
Ở trong Nam, tại các vùng quê, chúng tôi thấy có một số người hay
nói « phản chủ đầu trâu ». Họ nói « phản chủ đầu trâu » để chỉ những hạng
người xấu xa, phản bội, đáng khinh bỉ.
Nhưng tại sao lại phản chủ, đầu trâu ?
Nguyên văn ở chữ « phản Trụ đầu Châu », vốn để chỉ bọn quần thần
nhà Trụ ngày xưa, khi nhà Trụ đổ, quay sang phù tá nhà Châu, gồm có bọn
Khâu Khôi, Bạch Phong v.v…
Đứng về mặt lịch sử hồi đó, nhà Châu đã có nhiều công trạng trong
vấn đề thâu tóm Trung Hoa, phục hồi chính nghĩa và nhân tánh, cho nên
đứng về mặt thực tế, quan quân nhà Trụ hướng về nhà Châu khá nhiều. Đó
cũng là một lẽ rất tự nhiên trong qui luật phát triển xã hội.
Song đối với một số sĩ phu mang nặng triết lý « trung thần bất sự nhị
quân » thì đó lại là một điều « bất khả ».
Vì thế các sĩ phu này cho bọn Khôi Phong là những người không xứng
đáng, là những người « phản Trụ đầu Châu ».
Từ « phản Trụ đầu Châu » đến « phản chủ đầu trâu », trong lòng người
dân, trước sau cũng chỉ là một nội dung ý nghĩa, song vì sự truyền khẩu dần
dần trong dân gian đã làm sai lệch đi mà thôi.
Có lẽ đồng bào ta coi bọn « phản Trụ đầu Châu » hay « phản chủ đầu
trâu » đều xấu cả, đều là bọn đầu trâu mặt ngựa cả, nên thấy thành ngữ «