GIÁ TRỊ TINH THẦN, GIÁ TRỊ ĐỔI CHÁC,
GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
Gần đây, nhiều người hay nói tới những giá trị tinh thần. Chữ « giá trị
» đó có hai nghĩa, muốn hiểu theo cách nào cũng được.
1) Giá tốt hay xấu, đắt hay rẻ của một vật, cũng như giá hàng, giá tiền.
2) Tác dụng tốt đẹp, cao quý. Thí dụ : người có giá trị, bài diễn văn có
giá trị.
Về lãnh vực kinh tế, nói quy luật giá trị tức là nói tới quy luật kinh tế
của sản xuất hàng hoá, theo đó việc sản xuất và trao đổi hàng hoá phải tiến
hành trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết.
Giá trị sử dụng là giá trị của những vật có thể thoả mãn được nhu cầu
của người ta, như cơm gạo thoả mãn được nhu cầu ăn, quần áo thoả mãn
nhu cầu mặc.
Giá trị đổi chác, cũng như giá trị giao dịch, là giá trị của hàng hoá làm
hàng cho hàng hoá có thể đem đổi lấy tiền hoặc một thứ hàng hoá khác.
Sau hết giá trị thặng dư là giá trị do lao động của công nhân làm thuê
sáng tạo ra thêm, ngoài giá trị của sức lao động mà cộng sản cho là « bị các
nhà tư bản chiếm không. »