NỖI ĐAU CỦA ĐOM ĐÓM - Trang 258

Theo hẹn với hai nhà báo Nhật, Quan Kiện đã đến thư viện Giang

Kinh. Anh rất cảm động trước sự nhiệt tình của hai vị, rất kính phục họ đã
nhận thức được, đã phán xét công bằng một thời kỳ lịch sử Trung – Nhật
đáng oán hận ấy.

Trong kho sách tiếng Nhật, quả nhiên có cuốn sách mà ông Inouse

Hitoshi đã nhắc đến. Sau phần khái luận, là một tấm giản đồ Giang Kinh,
ghi rõ ban chỉ huy, các cứ điểm doanh trại, văn phòng của quân Nhật, cả
thảy có đến bốn năm chục vị trí, Quan Kiện đặc biệt chú ý đến nhà thờ
Thiên Chúa giáo, Trung tâm nghiên cứu và Đại học Y Giang Kinh – hình
như quân Nhật không chiếm đóng ở đó. Ông Kurumada chỉ vào các điểm ấy,
nói với anh: “Các nơi này không có quân Nhật, cũng dễ hiểu thôi vì ngày
trước là tô giới Anh, Pháp, sau kháng chiến đều trở thành các “nơi tị nạn”
tựa như “cô đảo”. Sau khi quân Nhật vây hãm và chiếm được Giang Kinh,
thì các tô giới chỉ còn trên danh nghĩa; tuy nhiên thế lực Anh, Pháp và các
nhân vật danh tiếng trước đó vẫn còn trụ lại các khu vực này của Giang
Kinh, cho nên quân Nhật cũng không ra tay làm bừa”.

Inouse Hitoshi nói: “Ở đây có nhiều doanh trại và cứ điểm của quân

Nhật, nếu, tôi nhấn mạnh là nếu, ông Yamashita Tsuneteru năm đó vẫn mải
miết theo đuổi công tác quân y ở Giang Kinh, thì có lẽ ông làm về điều trị
hoặc phòng dịch bệnh”.

Hai nhà báo dùng kính lúp soi kĩ các chi tiết trên bản đồ, rồi lại giở

sách xem. Ông Inouse Hitoshi nói: “Bộ phận quân y của quân biệt phái Nhật
Bản đóng tại tổng bộ cầu Trúc Lam. Cho nên, nếu ông Yamashita Tsuneteru
có mặt trong quân y, thì phải đóng ở cầu Trúc Lam”. Ông chỉ tay vào vị trí
đó trên bản đồ.

Lại là một ngõ cụt.

Thế mà đã mất hai giờ đồng hồ, và cũng mới chỉ làm rõ được nửa

chừng, Quan Kiện không làm phiền hai vị nữa. Họ chia tay nhau ra về.

* * *

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.