NỖI ĐAU CỦA ĐOM ĐÓM - Trang 279

Tại sao?

Sinh đọc kỹ nội dung của hai đoạn Kỉnh Thánh, nhận thấy có một điểm

giống nhau rất lạ: những từ “giếng Jacob” xuất hiện ở hai đoạn Kinh Thánh
này đều bị bà Sái dùng bút khoanh tròn.

Có ý nghĩa gì đây? Sinh cố đào sâu suy ngẫm.

Anh nghĩ rất lâu. Rồi dần dần sáng tỏ: thánh giá vốn là một trong

những “pháp bảo” của đạo Cơ Đốc để trấn áp ma quỷ, anh nhớ rất rõ khi
khám nghiệm hiện trường nhà thờ ấy, phía sân sau có một cái giếng!

Sinh không nén được nữa, anh đi đến ngay nhà thờ Đức Mẹ, vào thẳng

nơi có cái giếng. Giếng tròn, sâu đến sáu bảy mét. Bên thành giếng còn có
cả chiếc ròng rọc cũ kỹ để thả gầu kéo nước, mặc dù nhà thờ vẫn có nước
máy. Sau khi bà Sái qua đời, có một tín đồ thường đến giáo đường cầu
nguyện nói rằng bà Sái thường nhấn mạnh tiết kiệm, bà vẫn dùng nước
giếng là chính.

Sinh thả thùng xuống múc nước, quay ròng rọc kéo lên, rồi xách thùng

nước đổ vào cái bể to ở trước cửa nhà bếp.

Thùng nước nặng đến năm sáu mươi cân, quay ròng rọc kéo lên hơi tốn

sức, xách nó trút vào bể thì càng nặng nhọc. Bà Sái tuổi đã cao, không thể tự
múc nước đổ cho đầy bể.

Đúng thế, Sinh liên lạc đối chiếu hồ sơ ngay, quả nhiên có một người

thường đến làm việc theo giờ, giúp bà dọn dẹp… Hồ sơ có ghi rõ cả số điện
thoại của người ấy.

- Cô nhớ lại xem, gần đây bà Sái có nói gì về cái giếng không?

Cô gái làm thuê bị thức dậy nghe điện, nghĩ ngợi một lát rồi nói:

“Không thấy bà ấy nói gì. Nhưng mấy hôm trước đó em ra giếng múc nước,
thì bà ấy từ giếng quay trở vào, tay nắm một cây thập tự rất to… Xưa nay
chỉ thấy bà Sái đeo hoặc cầm cây thập tự bé xíu. Em chưa nhìn thấy cây thập
tự to lần nào…”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.