NỖI ĐAU CỦA ĐOM ĐÓM - Trang 361

Hoàng Thi Di và Chử Văn Quang bị giết dã man, các tài liệu Thi Di thu

thập bấy lâu cũng bị hóa ra tro.

Hai hung thủ đã dùng dao giải phẫu để giết người, chủ yếu là nhằm gán

tội cho Quan Kiện. Họ bố trí “Gia Cát Thắng Nam” là nhằm để cho Quan
Kiện không thể chối cãi gì được. Khi nhóm của ông Yamashita Yuuzi đến
Giang Kinh tổ chức thí nghiệm Quan Kiện, thì hai hung thủ này nhận ra một
cơ hội mới: qua việc thí nghiệm này, chúng sẽ có thể tìm ra bí mật về tác
phẩm đồ sứ mà ông Yamashita Tsuneteru đã cất giấu.

“Công khai hóa” mẩu chuyện ông Nhiệm Tuyền sàm sỡ Thi Di chỉ là

một mẹo vặt, nhưng nếu khiến cho cảnh sát phải mệt óc thì vẫn tốt. Phương
Bình bị giết, cũng là một thủ đoạn vặt, nó có thể khiến hai tên ác ma được
“thỏa thích biểu diễn”, đồng thời cũng đạt được vài mục đích: có thể gán tội
cho Nhiệm Tuyền, hoặc khiến cảnh sát không sao hiểu nổi việc Nhiệm
Tuyền và Quan Kiện cùng có mặt ở hiện trường; mặt khác, cảnh sát sẽ phải
phân tán sức chú ý và bị tăng thêm nhiều nghi vấn không cần thiết.

Nữ tu sĩ họ Sái bị chết, vì bà đã “nhìn thấy chuyện không nên nhìn

thấy”. Hai gã “nhà báo” muốn bí mật theo dõi tiến triển của các cuộc thí
nghiệm nên đã thường xuyên ra ra vào vào cái hang dưới giếng. Bà Sái “đi
tuần” trong nhà thờ thì không có quy luật giờ giấc nào nên đã nhìn thấy
bóng đen ở giếng. Bà ngỡ là ma nên mới đặt cây thập tự lên miệng giếng.
Hai gã nhìn thấy và đã thẳng tay giết bà. Cuộc điều tra ở nhà thờ Đức Mẹ
còn vạch trần một thời kỳ lịch sử kinh khủng hơn nữa: trước bà Sái, đã có
vài vị cai quản nhà thờ bị chết rất lạ lùng. Rõ ràng là các vị ấy đã biết về
những bí mật rất hiếm người biết, những bí mật ấy chắc chắn có liên quan
đến căn cứ thí nghiệm ngầm dưới đất. Các tráng đinh của thôn Tiểu Lương
sau khi trốn ra khỏi cái giếng, thì bị quân Nhật phát hiện, bọn hiến binh bèn
truy đến ngay, và rất có thể các tù khổ sai ấy đã bị bắt ở ngay sân nhà thờ
Đức Mẹ. Các vị chức sắc ở nhà thờ ít nhiều sẽ liên hệ việc bắt bớ này với
Ban kinh doanh dược Đại Đông Á bí hiểm ở gần đó. Sau khi Nhật Bản bại
trận, “bộ đội bí số 429” trở thành bí mật vĩnh cửu. Có lẽ tình báo Nhật Bản
cũng có gián điệp ờ Giang Kinh giám sát bí mật này. Chúng dùng phương

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.