nhằm hướng “Phong Tiết Viên” – khu cao cấp nhất của nghĩa trang Vạn
Quốc.
Xưa nay Phong Tiết Viên là nơi an táng các danh nhân, từ các liệt sĩ
cách mạng cho đến các quan chức cấp cao. Dân chúng vẫn đồn rằng, các
vong hồn an nghỉ ở đây, lúc sinh thời, vinh hiển và cấp bậc chỉ thua kém các
vị nằm ở nghĩa trang cách mạng Bát Bảo Sơn mà thôi. Mấy năm nay Phong
Tiết Viên có phần mở rộng đối tượng được chôn cất, nếu gia chủ chịu trả
khoản chi phí lớn thì cũng có thể chọn cho thân nhân là hạng bình dân an
nghỉ ở đây.
Rồi ông lại cất bước, những bước đi còn chật vật hơn. Ông đã ngoài
tám mươi tuổi, mắc bệnh phong thấp và tiểu đường rất nặng, quả tim dường
như có thể vỡ tung bất cứ lúc nào. Bình thường, đi quãng đường dài thế này
đã vất vả, huống chi hôm nay còn phải khoác thêm chiếc áo dài hình như
mỗi lúc một nặng hơn.
Ánh đom đóm chập chờn như ma trơi ấy lách trong khu nghĩa trang, nó
không đem lại cho người ta ánh sáng, mà dẫn người ta đi trên nẻo đường đến
với địa ngục.
Ông già bỗng ngẩn người: “Tại sao mình lại nhìn nhận con đom đóm
một cách tiêu cực như thế?”.
Có lẽ là vì nó cứ bay thẳng đến phía các tấm bia mộ mới dựng rồi chập
chờn ở đó mãi?
Ông cũng không nhớ rõ trong những ngày qua mình đã đến đây bao
nhiêu lần, đứng ngây nhìn cái dòng họ tên khắc trên tấm bia. Cái tên đã đeo
bám trong những cơn ác mộng suốt già nửa cuộc đời ông, khiến tất cả quá
khứ dồn dập hiện về; những hồi ức ngọt ngào như men rượu quê hương và
những cảm giác cay đắng, đớn đau cùng cực như đứng trước cái chết đã tha
hồ chiếm lĩnh ông, bào mòn ông, cho đến khi ông không sao chịu đựng nổi
nữa.
Lúc này, ông khom người, ráng chịu những cơn đau nơi đầu gối do
phong thấp và do đường xa mệt nhọc, đưa tay vuốt ve hàng chữ trên tấm bia,