cho các đánh giá của người khác đóng một vai trò quyết định trong
cách ta nhìn nhận bản thân. Cảm thức của chúng ta về bản sắc cá nhân
bị giam hãm trong sự đánh giá của những người sống quanh ta. Nếu ta
kể một câu chuyện cười làm cho họ thích thú, ta sẽ tự tin hơn về khả
năng pha trò của mình. Nếu họ khen ngợi ta, trong ta sẽ nảy nở một ấn
tượng về phẩm chất cao. Và nếu họ né tránh ánh nhìn của ta khi ta
bước vào phòng hay tỏ ra thiếu kiên nhẫn sau khi ta tiết lộ nghề
nghiệp của mình, chúng ta có thể rơi vào cảm giác tự hoài nghi và vô
giá trị.
Trong một thế giới lý tưởng, chúng ta sẽ có khả năng chống lại
tác động tốt hơn. Chúng ta hẳn sẽ không bị dao động dù bị ngó lơ hay
được để ý, được ngưỡng mộ hay bị chế giễu. Nếu ai đó khen ngợi ta
thiếu chân thành, ta sẽ không bị cám dỗ quá mức. Và nếu ta đã thực
hiện một đánh giá công bằng về những điểm mạnh của ta và biết đâu
là giá trị của mình, lời ám chỉ của ai đó rằng chúng ta thật tầm thường
sẽ chẳng làm ta tổn thương. Chúng ta sẽ biết giá trị của mình. Thay
vào đó, mỗi chúng ta dường như giữ trong mình một số cách nhìn bất
đồng về các phẩm chất trời sinh của ta. Chúng ta nhận thức được
chứng cớ cả về tính thông minh lẫn sự ngu ngốc, tính hài hước lẫn sự
trì độn, cả sự quan trọng lẫn tầm thường. Và giữa tình trạng không
chắc chắn như thế, ta thường quay sang thế giới rộng lớn hơn để đặt
câu hỏi về tầm quan trọng của chúng ta. Sự thờ ơ làm nổi bật việc tự
đánh giá đầy tiêu cực về tài năng của chúng ta, trong khi một nụ cười
hay lời khen nhanh chóng đưa ra điều ngược lại. Chúng ta dường như
để ý đến những niềm yêu mến của kẻ khác để chịu đựng bản thân
mình.
“Cái tôi” hay sự tự nhận thức của chúng ta có thể được hình dung
như một quả bong bóng thủng, không ngừng đòi khí heli của tình yêu
bên ngoài để giữ phồng, nhưng bất cứ lúc nào cũng có thể bị tổn
thương trước cả một cú chích nhỏ nhất của sự thờ ơ. Có điều gì đó vừa
điềm đạm vừa lố bịch tùy theo mức độ chúng ta được nâng lên nhờ sự