nhưng vẫn tiếp tục tích lũy của cải, nhiều hơn cả mức năm thế hệ có
thể tiêu xài. Những nỗ lực của họ chỉ khác lạ nếu chúng ta nhất định
đòi một căn nguyên thuần vật chất đằng sau việc tạo ra của cải. Cùng
với việc kiếm thật nhiều tiền, họ cũng tìm kiếm sự tôn trọng phát sinh
từ quá trình tích lũy nó. Chỉ có số ít trong chúng ta là những nhà mỹ
học kiên tâm hoặc những kẻ thích xa xỉ, nhưng hầu hết chúng ta đều
khao khát phẩm giá; và nếu một xã hội tương lai ban phát tình yêu như
một phần thưởng cho việc tích lũy những cái đĩa nhựa nhỏ, hẳn sẽ
chẳng bao lâu những vật vô giá trị như thế cũng chiếm một vị trí trung
tâm trong những khát vọng và mối lo âu sốt sắng nhất của chúng ta.
4.
William James viết, trong The Principles of Psychology (Cơ sở tâm lý
học) (Boston, 1890):
“Không sự trừng phạt nào độc địa hơn, nếu quả một điều như thế
có thể tồn tại trên thực tế, việc một người bị đẩy ra lề xã hội và bị tất
cả thành viên của xã hội đó tuyệt đối ngó lơ. Nếu không ai quay đầu
lại khi ta bước vào, trả lời khi ta phát biểu, hay để tâm những gì ta
làm; nếu bất cứ ai ta gặp đều ‘coi chúng ta như đồ bỏ’, và làm như thể
chúng ta là những thứ không hiện hữu, thì từ lâu ngay trong ta đã dấy
lên một cơn thịnh nộ và nỗi tuyệt vọng chán chường, mà đối sánh với
nó, sự tra tấn thể xác hung bạo nhất hẳn sẽ là một điều khuây khỏa.”
5.
Chúng ta bị tác động thế nào nếu thiếu vắng tình yêu? Tại sao việc bị
bỏ rơi dẫn ta đến một “cơn thịnh nộ và nỗi tuyệt vọng chán chường”,
để bên cạnh đó bản thân sự tra tấn lại là một điều khuây khỏa?
Sự chú ý của người khác quan trọng với chúng ta vì ta ưu phiền
bởi tình trạng không chắc chắn thâm căn cố đế về giá trị của chính ta,
và chính vì mối ưu phiền ấy khiến chúng ta có xu hướng chấp nhận để