theo quy ước bề ngoài và lại có người thích tắm trần dưới ánh trăng.
Người ta có thể gán nhãn này cho một số hiện tượng nghệ thuật và xã
hội khác nhau trong hai trăm năm qua, từ chủ nghĩa lãng mạn đến chủ
nghĩa siêu thực, từ những thanh niên lập dị Beatniks đến dân chơi
nhạc Punk, từ những người theo chủ nghĩa tình huống (Situationist)
đến những người Do Thái thích nông trang tập thể Kibbutz, mà vẫn
không phá vỡ mối dây gắn kết lại với nhau bởi một điều gì quan trọng
lắm.
Ở London năm 1929, một nhà thơ bohemian tên Brian Howard
mời bạn bè đến một bữa tiệc. Trên thiệp mời đề danh sách những gì
ông thích và không thích mà chẳng đếm xỉa tới tính-chất-Anh-đầu-thế-
kỷ-20 đặc thù của họ, tấm thiệp truyền đạt chút phong vị của những
khuynh hướng và nỗi e ngại rất riêng mà những người bohemian biểu
thị trong suốt lịch sử của họ.
Những thứ Brian Howard và các bohemian không thích có thể
được tóm gọn vào một từ duy nhất: “trưởng giả thị dân”. Nổi bật lên
trong cùng thời kỳ lịch sử - ở Pháp, sau khi Napoleon thoái vị năm
1815 - những người bohemian nuôi dưỡng một mối khinh thị hung
hăng với gần như tất thảy những thứ đại diện cho giới trưởng giả thị
dân, và còn cảm thấy một niềm kiêu hãnh đặc thù trong việc trút
những lời phỉ nhổ quá quắt lên họ.
TÔI TỐ CÁO
TÔI NGƯỠNG MỘ
Quý bà và quý ông
Đàn ông và đàn bà
Trường công
Nietzsche
“Gà” mới vào nghề
Picasso
Bọn người tàn bạo hâm
mộ
Kokoschka
những môn săn bắn
Jazz
“Những kẻ độc thân kén
Kẻ thức thời